Cùng Luật Long Việt tìm hiểu sự khác biệt giữa bị can và bị cáo qua bài viết dưới đây:
1. Bị Can là gì?
Bị can là người hay pháp nhân bị khởi tố về hình sự.
Theo Khoản 2 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015có một số điều được bổ sung cho Bị Can như sau:
- Được biết lý do mình bị khởi tố. Bị can được biết mình bị khởi tố về tội gì, nghĩa vụ và lý do mình bị khởi tố cũng chính là để bị can nắm được thông tin, chủ động trong việc thực hiện quyền bào chữa cho mình. Viện kiểm sát, cơ quan điều tra có trách nhiệm giải thích cho bị can và ghi lại nội dung theo biên bản hỏi cung và đưa vào hồ sơ vụ án, đồng thời hướng dẫn bị can biết trái với quy định của pháp luật.
- Được quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra , đánh giá. Sau khi đưa ra chứng cứ tài liệu để chứng minh bào chữa, dùng làm tình tiết giảm nhẹ tội cho mình và có quyền trình bày ý kiến của mình nếu cần thiết yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành kiểm tra lại đánh giá tính xác thực của sự việc.
- Được quyền Đọc, ghi chép bản sao tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu . Bị can được xem xét tài liệu giúp khắc phục được những thiếu xót trong quá trình điều tra, liên quan đến việc tháo gỡ tội cho mình cũng như việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra để cho bị can biết được mình bị buộc tội gì và chứng cứ nào.
2. Bị Cáo là gì?
Bị Cáo là người hay pháp nhân bị tòa quyết định đưa ra xét xử.
Theo Khoản 2 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có một số điều được bổ sung cho Bị Cáo như sau:
- Được Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật được liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, kiểm tra đánh giá. Khi hội đồng xét xử xem xét chứng cứ , tài liệu do bị cáo cung cấp thì phải tiến hành điều tra chứng cứ có phải liên quan đến vụ án hay không và chứng cứ , tài liệu có đúng để chứng minh bị cáo không phạm tội hoặc giảm nhẹ tình tiết hình phạt của bị cáo.
- Được Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý , tranh luận tại phiên tòa . Việc đối chất trước tòa giúp việc xét xử minh bạch, khách quan , giúp cho bị cáo chủ động trong việc bào chữa của mình được tốt hơn.
- Được Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào phiên tòa để tránh những thiếu sót trong lúc ghi chép tại phiên tòa, bị cáo có quyền ghi sửa đổi bổ sung vào biên bản.
Xem thêm >>> Mẫu đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự
Trên đây là sự khác biệt giữa Bị Can và Bị Cáo theo luật tố tụng hình sự năm 2015, có một số điều được bổ sung tăng quyền chủ động cho Bị Can và Bị Cáo có ảnh hưởng lớn đến công tác điều tra, xét xử , góp phần nâng cao trách nhiệm của cơ quan điều tra . Mọi hoạt động của cơ quan điều tra phải đảm bảo khách quan, công bằng, minh bạch, đúng người , đúng tội, tránh trường hợp để lọt tội, không làm oan người vô tội. Tòa án làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình để mang tính công bằng, chính xác trong quá trình xét xử.
Để cần được tư vấn cụ thể và chính xác xin quý khách hàng liên hệ 0914 377 437
Tư vấn viên : Tạ Thị Thu Trang