Hiện nay, ở nước ta việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… làm việc rất phát triển. Do nhu cầu tìm kiếm việc làm của lao động và do sự khan hiếm lao động ở các nước rất trầm trọng. Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng có thời hạn. Chính sự phát triển này đã dẫn đến việc xuất hiện nhiều công ty Xuất khẩu lao động đưa người Việt sang làm việc ở các nước khác.
Vậy để thành lập công ty này thì cần những điều kiện gì và thủ tục thành lập ra sao? Văn phòng Luật Sư Long Việt sẽ tư vấn cho khách hàng điều kiện và thủ tục cần thiết để thành lập công ty xuất khẩu lao động này.
1. Căn cứ pháp lí:
– Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
– Luật việc làm năm 2013
– Nghị đinh 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động nước ngoài
– Nghị định 126/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài
– Thông tư 21/2007 Hướng dẫn chi tiết một số điều của luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và nghị định số 126/2007/nđ-cp ngày 01 tháng 08 năm 2007 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
– Quyết định 1012/2013 về thẩm quyền của cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – Thương binh và xã hội
2. Điều kiện kinh doanh ngành nghề xuất khẩu lao động
– Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định là 5 tỷ đồng;
– Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Có đội ngũ chuyên trách đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
– Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ là 01 tỷ đồng.
3. Thủ tục đăng kí thành lập công ty xuất khẩu lao động
* B1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nộp lên sở kế hoạch đầu tư
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty
– Bản sao các giấy tờ: Bản sao CCCD/CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập;
– Quyết định thành lập công ty;
– Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);
– Giấy ủy quyền trong trường hợp thông qua người đại diện.
Trong thời hạn 03-05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì Sở kế hoạch đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
* B2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh
– Sau khi đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo đúng trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày được công khai.
– Nội dung công bố: Nội dung giấy CNĐKKD, ngành nghề kinh doanh, danh sách thành viên, cổ đông.
*B3: Khắc dấu, công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp khắc dấu và thông báo mẫu dấu với Sở kế hoạch đầu tư
* B4: Xin cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
– Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận ĐKKD chưa được hoạt động ngay mà phải thực hiện thủ tục xin cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
– Doanh nghiệp làm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tại cục quản lí lao động ngoài nước – Bô lao động – Thương binh và xã hội.
4. Hồ sơ đề nghị xin cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Doanh nghiệp
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định pháp luật
– Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng
– Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
– Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
– Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài)
– Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
– Văn bản ủy quyền nếu nộp hồ sơ thông qua người đại diện.
5. Cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – thương binh và xã hội.
6. Thẩm quyền và thời hạn cấp giấy phép
Trong thời hạn là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép cho doanh nghiệp.
Văn phòng Luật Sư Long Việt chuyên tư vấn, soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp:
– Tư vấn thành lập loại hình công ty
– Tư vấn đặt tên doanh nghiệp tránh bị trùng, gây nhầm lẫn
– Soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ
– Theo dõi và nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp
– Đại diện giải quyết các thủ tục phát sinh trong quá trình đăng ký doanh nghiệp
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục cũng như quy trình thành lập công ty xuất khẩu lao động. Nếu còn thắc mắc hay cần chúng tôi tư vấn gì thêm xin vui lòng liên hệ ngày để được hỗ trợ tốt nhất.
Tư vấn viên : Hồ Thị Thủy