• 12-05-2020
  • 555 Lượt xem

Bàn luận về các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

Nhiều chế định mới trong bộ luật hình sự 2015 đã được đánh giá là tiến bộ, bổ sung được nhiều thiếu sót của BLHS 1999 nhưng bên cạnh đó thì các khoản quy định về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự vẫn còn nhiều quan điểm tranh luận 

– Căn cứ theo khoản 3 điều điều 29 BLHS 2015 

căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

– Cơ sở để phát sinh căn cứ miễn trách nhiệm hình sự là tội phạm được thực hiện tội nghiêm trọng vô ý hoặc tội ít nghiêm trọng gây thiệt hại xâm phạm các khách thể như: tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự và tài sản. 

– Điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự là người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả hành vi mình phạm tội gây ra, hai là được bị hại hoặc đại diện bên họ tự nguyện hoà giải, hoặc phải được bên bị hại đề nghị miễn trách nhiệm hình sự. 

– Bàn luận về vấn đề này vẫn còn khá nhiều tranh cãi như Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự hoặc không nêu rõ thời điểm nào sẽ ra quyết định? 

– Đối với các quan điểm gây tranh cãi xung quanh khoản 3 điều 29 này như có quan điểm cho rằng đó chỉ là căn cứ miễn trách nhiệm hình sự mà không phải là đương nhiên miễn trách nhiệm hình sự, quan điểm khác thì lại cho rằng không có quy định nên khi áp dụng luật pháp bất kỳ cơ quan tố tụng nào cũng có quyền cho phép miễn trách nhiệm hình sự.

– Bộ luật tố tụng hình sự (luật hình thức) đã quy định về cách thức, trình tự, thủ tục trong tố tụng, BLTHHS đã quy định vụ án hình sự phải trải qua các giai đoạn như: xác minh ban đầu – khởi tố – điều tra – truy tố – xét xử,… Trong mỗi giai đoạn thì sẽ lại có một cơ quan chuyên phụ trách với sự phối hợp của các cơ quan khác như trong giai đoạn khởi tố thì cơ quan điều tra giữ vai trò chính, giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát giữ vai trò chính còn bước sang giai đoạn xét xử thì sẽ là Toà án. Điều này sẽ có ý nghĩa là trong từng giai đoạn giải quyết vụ án thì cơ quan tiến hành tố tụng nào phát hiện có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự sẽ ra quyết định tương ứng. Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp vụ việc có tính chất ít nghiêm trọng, bị hại và người thực hiện hành vi phạm tội thường thương lượng, hoà giải nội bộ mà không cần đến truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Trên đây là một số quan điểm cá nhân của tác giả bài viết, mong Quý bạn đọc có đóng góp và trao đổi. 

LIÊN HỆ LUẬT LONG VIỆT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN THEO CÁC ĐỊA CHỈ SAU

– Tầng 2 (phòng cộng đồng), tòa nhà B10A Nam Trung Yên, đường Nguyễn Chánh, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 

Email : luatlongviet@gmail.com

– Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.

Email: luatlongviet2@gmail.com

– Điện thoại tư vấn trực tiếp: 0914 377 437

Tư vấn viên: Đào Hoàng Anh

Liên hệ
icon-zalo