• 07-01-2020
  • 617 Lượt xem

Tìm hiểu quy định và thủ tục thành lập Hội

1. Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
  • Nghị định 33/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
  • Thông tư 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngàỵ 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
  • Thông tư 03/2014/TT-BNV ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.

thủ tục thành lập hội

2. Yêu cầu, điều kiện thành lập Hội

  • Có mục đích, tôn chỉ hoạt động không trái với pháp luật; không bị trùng lặp về tên gọi và các lĩnh vực hoạt động chính với Hội mà đã được thành lập hợp pháp trên cùng địa bàn lãnh thổ.
  • Có điều lệ;
  • Có trụ sở;
  • Có số lượng công dân hoặc tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:
  • Đối với Hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh: có ít nhất một trăm công dân hoặc tổ chức Việt Nam ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện và có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
  • Đối với Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh: có ít nhất năm mươi công dân hoặc tổ chức Việt Nam trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện và có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
  • Đối với Hội có phạm vi hoạt động trong huyện: có ít nhất hai mươi công dân hoặc tổ chức Việt Nam trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện và có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
  • Đối với Hội có phạm vi hoạt động trong xã: có ít nhất mười công dân hoặc tổ chức Việt Nam trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện và có đơn đăng ký tham gia thành lập Hội.
  • Đối với Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước: có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh;
  • Đối với Hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh: có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập hiệp hội;
  • Đối với Hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn: số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập Hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.

3. Thẩm quyền cấp phép

  • Bộ trưởng Bộ Nội vụ: cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
  • Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.

4. Trình tự thủ tục thành lập Hội

Bước 1: Lập Ban vận động

a) Số lượng thành viên:

  • Đối với Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên;
  • Đối với Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên;
  • Đối với Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên;
  • Đối với Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh

b) Hồ sơ lập Ban vận động:

  • Đơn xin công nhận Ban vận động thành lập Hội
  • Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội, các tài liệu minh chứng kèm theo

c) Đơn vị thực hiện thủ tục hành chính:

  • Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà Hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
  • Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà Hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, phường.
  • Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã, thì phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã;

d) Thời gian cấp phép:30 ngày

Bước 2: Lập Hội

a) Hồ sơ chuẩn bị:

  • Đơn xin phép thành lập Hội.
  • Dự thảo điều lệ.
  • Dự kiến phương hướng hoạt động.
  • Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
  • Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập Hội.
  • Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của Hội.
  • Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

b) Đơn vị thực hiện thủ tục hành chính:

  • Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập đối với Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập đối với Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
  • Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập đối với Hội có phạm vi hoạt động trong xã.

c) Thời gian cấp phép: 60 ngày

Bước 3: Tiến hành Đại hội

Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập Hội có hiệu lực, ban vận động thành lập hội phải tổ chức đại hội.

Bước 4: Báo cáo kết quả Đại hội

Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày đại hội, ban lãnh đạo Hội gửi tài liệu đại hội đến cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập Hội, gồm:

  • Điều lệ và Biên bản thông qua điều lệ Hội;
  • Biên bản bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) và lý lịch người đứng đầu hội;
  • Chương trình hoạt động của Hội;
  • Nghị quyết đại hội.

5. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.

Luật Sư : Lê Thảo

Liên hệ
icon-zalo