Đội ngũ tư vấn Luật Long Việt trong bài viết này sẽ cung cấp đến Quý độc giả các quy định mới nhất về người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người giám hộ.
I. Luật sư tư vấn
– Khi tham gia vào các quan hệ dân sự thì các cá nhân phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi cần thiết cho quan hệ đó và chấm dứt khi cá nhân chết. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân không giống nhau mà phụ thuộc vào độ tuổi, thể chất của cá nhân.
– Căn cứ theo khoản 1 điều 24 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự
1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.”
Do đó người thành niên có năng lực hành vi dân sự mà bị nghiện ma tuý, chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình có thể bị yêu cầu tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Căn cứ theo điều 376 Bộ luật dân sự 2015 về yêu cầu tuyên một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:
“1. Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Người thành niên không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất, tinh thần nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố họ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Những người có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự là: Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan và người thành niên không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất, tinh thần nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự.
Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
- CMND, căn cước công dân, hộ khẩu thường trú của người có yêu cầu;
- Giấy tờ tuỳ thân của người giám hộ đỡ đầu;
- Đơn yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự;
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự là có căn cứ.
- Căn cứ theo điều 47 Bộ luật dân sự 2015 thì
“Điều 47. Người được giám hộ
1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu”
Như vậy, người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đều cần có người giám hộ.
- Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, ngoại trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
- Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự của một người khi không còn những căn cứ để tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tư vấn viên : Đào Hoàng Anh