• 20-05-2020
  • 1140 Lượt xem

Cách giải quyết khi bị người khác lên facebook nói xấu, bêu rếu, giả mạo hình ảnh?

Việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị người khác nói xấu, bôi nhọ trên các trang mạng xã hội là một trong những vấn đề cấp thiết và được nhiều người quan tâm hiện nay. Luật Long Việt trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp các vướng mắc xung quanh chủ đề này. 

1. Quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm

Căn cứ theo quy định tại Hiến pháp 2013 và Bộ luật dân sự 2015 thì danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm cũng như được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền yêu cầu Toà án bác bỏ thông tin sai lệch làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm. Thông tin ảnh hưởng xấu đến uy tín cũng như danh dự của cá nhân được đăng tải trên phương tiện đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố thông tin đó là không đúng. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự thì ngoài yêu cầu bác bỏ thông tin đó thì còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. 

bị người khác lên facebook nói xấu bêu rếu

2. Xử phạt những hành vi xúc phạm đến danh dự như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính: theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Trách nhiệm hình sự: Bên cạnh đó, có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi cấu thành các mặt tại Điều 155 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể các yếu tố cấu thành của tội này như sau:

Mặt khách quan: của tội tội làm nhục người khác được thể hiện qua hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác dưới các hình thức sau:Thể hiện bằng lời nói: như sỉ nhục khóa mạng chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu nhầm vào nhân cách, danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác. Thể hiện bằng việc làm: Như có những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm theo lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu riếu.Đặc trưng của các hành vi nêu trên thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Lưu ý: mức độ của các hành vi nêu trên phải là xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác, nghĩa là hành vi nêu trên phải gây ra những ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định đến nhân phẩm danh dự của người bị hại (như lột trần truồng người bị hại ở chỗ đông người, cạo đầu bôi vôi phụ nữ…) thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

Khách thể: Hành vi phạm tội lưu trên xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể: Chủ thể của tội làm nhục người khác là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mức bồi thường khi bị xúc phạm đanh dự, nhân phẩm? 

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại như thu nhập thực tế bị giảm sút, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác đề bù đắp về tổn thất tinh thần mà người đó phải gánh chịu. Mức bồi thường về bù đắp tinh thần phụ thuộc do các bên thoả thuận, trong trường hợp không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự bị xúc phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. 

Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 thì: 

“Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”

Do đó tuỳ vào tính chất, mức độ vi phạm, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính, người bị xâm phạm có thể làm đơn trình báo công an điều tra cấp quận/huyện nơi cá nhân đang cư trú để được giải quyết.

Tư vấn viên: Đào Hoàng Anh

Liên hệ
icon-zalo