• 04-02-2021
  • 596 Lượt xem

Người nước ngoài muốn mua nhà ở Việt Nam cần những điều kiện gì?

Người mang quốc tịch nước ngoài có được đứng tên khi mua nhà ở Việt Nam không? Tổ chức nước ngoài có phải là đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam không? 

Căn cứ pháp lý 

  • Luật Đất đai 2013; 
  • Luật Nhà ở 2014; 
  • Nghị định 99/2015/NĐ-CP 

Căn cứ theo điều 5 Luật đất đai 2013 về Người sử dụng đất quy định người nước ngoài không được mua bán và chuyển nhượng đất đai tại Việt Nam. Nhưng tại khoản 2 điều 259 Luật nhà ở 2014 thì 

Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

  1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
  2. a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
  3. b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.” 

Cho nên người nước ngoài vẫn thể sở hữu nhà tại Việt Nam thông qua các hình thức trên. Chủ sở hữu là người nước ngoài có thể đầu tư xây dựng các dự án của các doanh nghiệp Việt Nam  hoặc có thể nhận , thừa kế nhà ở từ các dự án đầu tư. 

người nước ngoài mua nhà ở việt nam

Các điều kiện để người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam 

Người nước ngoài đáp ứng được những điều kiện quy định tại khoản 1 điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

1. Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.”

Theo đó , người nước ngoài cần đầu tư xây dựng các dự án chứng nhận đầu tư, có căn hộ hoặc nhà riêng lẻ trong dự án đó. Các cá nhân phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu của các cơ quan có thẩm quyền . Các cá nhân này không thuộc quyền uy đãi , miễn trừ ngoại giao.

Người nước ngoài có thể được mua bao nhiêu căn nhà tại Việt Nam? 

Căn cứ vào khoản 2 Điều 161 Luật nhà ở năm 2014 quy định Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài

“2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà.

Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định, cụ thể số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu;”

Và căn cứ vào Điều 7 và 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP

Theo đó , người nước ngoài có thể mua nhà tại Việt Nam theo số lượng sau :

– Dự án có  số lượng nhà dưới 2500 căn ( được mua không quá 10 % )

– Dự án có  số lượng nhà tương đương 2500 căn ( được mua không quá 250 căn )

– Trường hợp 2 dự án trở lên mà tổng số nhà có  số lượng dưới hoặc bằng 2500 căn ( được mua không quá 10 % )

Thủ tục để người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam 

Theo quy định trong bộ Luật nhà ở 2014, thủ tục mua nhà đối với người nước ngoài tại Việt Nam thực hiện như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện mua nhà

– Bước 2: Ký hợp đồng mua bán nhà ở, có các nội dung theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014; phải được công chứng, chứng thực

– Bước 3: Làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở  

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở thì trước hết, bạn cần chuẩn bị hồ sơ: 

Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (Mẫu 04/ĐK)

Bản sao công chứng các loại giấy tờ chứng minh mua nhà hợp pháp

Hồ sơ nộp tại  Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nơi có nhà ở. 

– Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

– Bước 5: Nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Liên hệ
icon-zalo