• 07-11-2019
  • 674 Lượt xem

Pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm của cá nhân thế nào?

Hiện nay không hiếm để bắt gặp trên các trang mạng xã hội những dòng bình luận khiếm nhã, đả kích, thậm chí là bôi nhọ danh dự của cá nhân gây ra những hậu quả khó lường. Vậy pháp luật có những quy định gì để bảo vệ danh dự cho mọi người?

1. Căn cứ pháp lý 

  • Luật Hiến pháp 2013
  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 
  • Bộ luật Dân sự 2015 
  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015 
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng và chữa cháy.

quyền bảo vệ danh dự

2. Luật sư tư vấn

Theo Luật Hiến pháp 2013 thì mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Căn cứ theo khoản 1 điều 34 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín 

  “1.Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”

Hành vi nói xấu tuỳ theo tính chất và hậu quả của hành vi thì người vi phạm có thể xem xét bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015.

Điều 156. Tội vu khống

  “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  • Bịa đặt hoặc lan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; 
  • Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền 

    ….”

Bên cạnh đó, hành vi nói xấu, xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 167//2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì sẽ bị xử phạt theo lỗi vi phạm khi có những cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị phạt cảnh cáo tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng. 

Ngoài xử phạt hành chính nêu trên thì người bị xúc phạm còn có thể yêu cầu đòi bồi thường từ người xúc phạm mình. Cụ thể theo Bộ luật dân sự 2015 thì người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường các khoản nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp về tổn thất tinh thần mà người đó phải gánh chịu. Mức bồi thường do các bên tự thoả thuận. Trong trường hợp không thoả thuận được thì mức tối đa bồi thường không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, để bảo vệ được quyền lợi chính đáng của bản thân cũng như những người xung quanh, hãy khai báo với các cơ quan công an gần nơi cư trú về những vụ việc bản thân hay người thân bị các đối tượng xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm dưới bất kể hình thức nào kèm theo những chứng cứ chứng minh vi phạm của người đó như nội dung tin nhắn, lời khai của người làm chứng để các cơ quan công an xác minh làm rõ được vụ việc. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Long Việt, nếu Quý khách hàng cũng như bạn đọc có bất kì ý kiến hãy phản ánh gì xin hãy liên hệ với chúng tôi.

Tư vấn viên : Đào Hoàng Anh

Liên hệ
icon-zalo