Khi các bên tham gia vào quan hệ kinh tế như hợp tác kinh doanh, cung cấp dịch vụ…thì việc xảy ra mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp là điều không tránh khỏi. Các bên trong tranh chấp luôn muốn tìm ra các giải pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hạn chế việc ảnh hướng đến quan hệ hợp tác kinh doanh, ít tốn kém thời gian và tiền bạc. Vì thế, lựa chọn phương thức giải quyết các tranh chấp là điều vô cùng quan trọng. Văn phòng Luật Sư Long Việt xin tư vấn cho khách hàng các phương thức giải quyết tranh chấp.
1. Thương lượng
Thương lượng là phương thức được lựa chọn đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Các bên trong tranh chấp sẽ gặp gỡ, cùng nhau bàn bạc, dàn xếp, thoả thuận và đi đến thống nhất loại bỏ các tranh chấp.
Pháp luật không quy định các bên trong tranh chấp phải tiến hành thương lượng. Do đó, việc thương lượng và kết quả thương lượng đều phụ thuộc vào thiện chí của các bên, pháp luật không điều chỉnh việc này.
Phương thức thương lượng được các chủ thể ưu tiên lựa chọn đầu tiên khi xảy ra tranh chấp, vì nó không chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật về các quy trình tổ chức thương lượng, thành phần tham gia, tiết kiệm thời gian,tiền bạc… Việc tự thương lượng với nhau khiến cho tranh chấp không bị làm lớn, không ảnh hưởng lớn đến uy tín và bí mật kinh doanh của các bên tranh chấp.
2. Hoà giải
Hoà giải là việc các bên trong tranh chấp tiến hành thương lượng giải quyết các tranh chấp với nhau có sự xuất hiện của bên thứ ba với vai trò là người hỗ trợ giải quyết tranh chấp. Hoà giải cũng là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp không chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật, được thực hiện dựa trên thiện chí mong muốn giải quyết tranh chấp của các bên.
Khác với việc thương lượng chỉ có sự góp mặt của các bên tranh chấp thì khi hoà giải các bên trong tranh chấp sẽ thoả thuận chọn ra một bên trung gian được gọi là hoà giải viên, người này phải có kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết tranh chấp để đưa ra các những lời khuyên về các hướng giải quyết tranh chấp, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên và thuyết phục các bên tìm kiếm giải pháp loại bỏ các tranh chấp.
Ý kiến của hoà giải viên chỉ mang tính chất tham khảo để cho các bên tranh chấp có hướng giải quyết. Kết quả của việc hoà giải là sự thoả thuận của các bên tranh chấp, không phải là ý kiến của hoà giải viên.
Phương thức hoà giải được các bên tranh chấp vì nó tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo được bí mật kinh doanh, uy tín của các bên.
3. Trọng tài
Hiện nay với nền kinh tế phát triển xuất hiện nhiều quan hệ hợp tác kinh tế thì việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong các quan hệ kinh tế cũng rất quan trọng. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong các quan hệ kinh tế hiện nay.
Phương thức giải quyết tranh chấp do các bên tự thỏa thuận và lựa chọn, nhưng việc giải quyết sẽ được tiến hành theo quy định pháp luật.
Giải quyết bằng phương thức trọng tài thì sẽ có Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên tham gia với tư cách là bên trung gian, độc lập mục đích nhằm giải quyết các mẫu thuẫn, tranh chấp. Sau đó hội động trọng tài hoặc trọng tài viên sẽ cho ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.
♦ Ưu điểm của phương thức này:
– Có tính linh hoạt, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, đảm bảo được bí mật.
– Quyết định trọng tài sẽ không được công bố công khai rộng rãi điều này đảm bảo được uy tín, bí mật kinh doanh của các bên trong tranh chấp.
– Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, các bên tranh chấp không có quyền kháng cáo ở bất kỳ tổ chức hay toà án nào.
– Phán quyết của trong tài mang tính bắt buộc đối với các bên trong tranh chấp.
– Khi hết thời hạn thi hành, các bên trong tranh chấp không thực hiện thi bên còn lại có quyền yêu cầu cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài.
♦ Nhược điểm của phương thức giải quyết này:
– Vụ việc càng kéo dài thì chi phí cho trọng tài càng cao
4. Toà án
Toà án là phương thức giải quyết được nhiều người lựa chọn và tính hiệu quả cũng rất cao
Giải quyết tranh chấp bằng con đường Toà án có sự tham gia của đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Toà án. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp bằng Toà án được thực hiện chặt chẽ theo quy định pháp luật tố tụng. Bản án, quyết định của Toà án được bảo đảm thi hành thông qua hệ thống cơ quan thi hành án của Nhà nước.
Tuy nhiên, phương thức giải quyết tranh chấp tại Toà án có hạn chế đó là thủ tục rườm rà, phức tạp, thiếu tính linh hoạt trong quy trình giải quyết tranh chấp. Thường các chủ thể lựa chọn Toà án để giải quyết khi các phương thức giải quyết nêu trên không mang lại kết quả.
Tư vấn viên : Hồ Thị Thủy