• 31-12-2019
  • 621 Lượt xem

Quy định mới nhất về đặt cọc và phạt cọc theo Bộ luật dân sự

Trong bài viết này, đội ngũ chuyên gia tư vấn của Luật Long Việt sẽ giải thích rõ hơn cho các quý khách hàng về vấn đề đặt cọc cũng như là phạt cọc theo pháp luật hiện hành. 

Đặt cọc và phạt cọc theo Bộ luật dân sự

– Để đảm bảo thực hiện hợp đồng trong giao dịch dân sự thì thường các bên sẽ tiến hành đặt cọc trước một khoản có giá trị như tiền hoặc tài sản và sẽ được lập thành văn bản và ghi lại như một điều khoản trong hợp đồng. Khái niệm về đặt cọc cũng đã được đề cập đến tại điều 328 Bộ luật dân sự 2015 thì “Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hợp đồng”. 

– Tuỳ vào từng giá trị hợp đồng và sự thoả thuận của đôi bên thì thường tài sản đặt cọc sẽ không quá 50% giá trị giao dịch. Khi giao dịch được hình thành thì phần tài sản được dùng để đặt cọc sẽ được hoàn trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ vào phần tài sản mà bên nhận đặt cọc được hưởng. 

– Trong trường hợp giao dịch chưa được hình thành mà bên đặt cọc không muốn tiếp tục giao dịch thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc hoặc trong quá trình giao dịch hợp đồng bên nhận đặt cọc có sai xót hoặc không tiếp tục thực hiện hợp đồng thì sẽ phải bồi thường cho bên đặt cọc một khoản tiền tương ứng trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. 

 

– “Phạt cọc” trong giao dịch dân sự tức là trong quá trình giao kết hợp đồng có một bên vi phạm thoả thuận, không thực hiện hợp đồng như đã thống nhất thì bên vi phạm sẽ phải chịu phạt một số tiền tương đương với khoản đặt cọc.  Hình thức “phạt cọc” được đặt ra nhằm ổn định các quan hệ lừa dối, hạn chế việc gian dối trong quá trình giao kết hợp đồng. 

đặt cọc và phạt đặt cọc

 

– Hiện nay chúng ta thường rất dễ hiểu nhầm định nghĩa giữa “đặt cọc” và “tiền trả trước” mặc dù 2 khái niệm này có những đặc điểm khác nhau. Tiền trả trước tạo ra một hậu quả pháp lý khá đơn giản là khi 1 trong 2 bên không muốn giao kết hợp đồng như đã thống nhất thì sẽ hoàn trả lại tiền cho bên đặt tiền trả trước mà không phải chịu thêm bất kì khoản phí phạt cọc nào.

– Khi hai bên xảy ra tranh chấp trong việc không xác định khoản tiền đó là đặt cọc hay tiền trả trước thì pháp luật ưu tiên coi đó là tiền trả trước. Chính vì vậy để tránh xảy ra những rủi ro pháp lý không mong muốn thì các bên cần làm rõ từ đầu khoản tiền đó là đặt cọc hay tiền trả trước. 

HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ️

– Văn phòng 1 : Tầng 2 (phòng cộng đồng) tòa nhà B10A Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email : luatlongviet@gmail.com

– Văn Phòng 2 : Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.

Email : luatlongviet2@gmail.com.

– Điện thoại: 0914 377 437 *** 0914 347 724 *** 0913 984 083

*** Website: https://luatlongviet.com/ ***

Tư vấn viên : Đào Hoàng Anh 

Liên hệ
icon-zalo