Thuật ngữ “Di chúc” được hiểu theo nghĩa thông thường chính là giấy tờ ghi nhận về việc để lại tài sản của người đã mất cho người còn sống. Mặc dù vậy nhưng không phải trong trường hợp nào người mất cũng để lại di chúc vì một số lí do, đối với những trường hợp như vậy thì cần phải giải quyết thế nào cho hợp lí và đúng pháp luật? Và quy định về thừa kế theo pháp luật như thế nào?
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
Theo Bộ luật Dân sự 2015, thì khi một người mất đi mà không để lại di chúc thì việc phân chia tài sản trong trường hợp đó sẽ tuân theo quy định của pháp luật.
“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
- Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
- a) Không có di chúc;
- b) Di chúc không hợp pháp;
- c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
- Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
- a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Theo quy định, người thừa kế phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước thời điểm người để lại di sản chết.
1/ Áp dụng thừa kế theo pháp luật trong trường hợp không có di chúc hoặc được coi là không có di chúc
Trong trường hợp này thì người đã mất không để lại di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc lại bị thất lạc, huỷ, đốt, bị hư hại hoàn toàn đến mức không thể nhận ra được ý nguyện của người đã mất. Bên cạnh đó, di chúc cũng phải đảm bảo về mặt ngôn ngữ, nếu bản di chúc được viết bằng kí hiệu hay ngôn ngữ khác khiến cho những người thừa kế có những cách hiểu khác nhau thì cũng coi như không có di chúc và sẽ chia thừa kế theo quy định của pháp luật.
2/ Áp dụng thừa kế trong trường hợp có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp
Nếu di chúc bị coi là không hợp pháp thì không có hiệu lực pháp luật và các di sản liên quan đến di chúc sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Tuy vậy, di chúc bất hợp pháp vẫn có thể không có hiệu lực ở các mức độ khác nhau nên khi xảy ra tranh chấp liên quan đến di chúc thì phải căn cứ vào trường hợp cụ thể, điều kiện mà di chúc đã vi phạm để có thể xác định được mức độ vô hiệu của di chúc.
Di chúc được coi là vô hiệu toàn bộ nếu người lập di chúc trong trạng thái không còn tỉnh táo, sáng suốt để viết ra hoặc di chúc đó không phải là ý chí tự nguyện của người lập mà do bị ép buộc hoặc lừa dối. Bên cạnh đó, di chúc cũng bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu chủ thể lập di chúc dưới mười lăm tuổi hoặc đủ mười lăm tuổi nhưng không có sự đồng ý của cha, mẹ hay người giám hộ theo pháp luật. Di chúc không vi phạm các điều kiện trên vẫn bị coi là vô hiệu nếu trong nội dung di chúc trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội.
Khi xác định di chúc bị coi là vô hiệu toàn bộ thì thừa kế sẽ hoàn toàn giải quyết theo quy định của pháp luật.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LONG VIỆT cam kết giúp bạn hoàn tất các thủ tục liên quan đến thừa kế một cách đúng pháp luật, tiết kiệm và nhanh chóng nhất. Chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể cho các bạn về thừa kế theo di chúc và theo pháp luật mới nhất cũng như đại diện giải quyết thừa kế như hoà giải, tranh tụng tại Toà án.
HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ
Địa chỉ Văn phòng 1 : Tầng 2 (phòng cộng đồng) tòa nhà B10A Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email : luatlongviet@gmail.com
Đại chỉ Văn Phòng 2 : Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.
Email : luatlongviet2@gmail.com.
Điện thoại: 0914 377 437 *** 0914 347 724 *** 0913 984 083
*** Website: luatlongviet.com ***