• 04-06-2020
  • 2611 Lượt xem

So sánh biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự và biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Bản án, quyết định dân sự đưa ra mà không có thi hành thì bản án đấy là vô nghĩa. Vì vậy luật thi hành án ra đời. Tuy nhiên, để đảm bảo việc thi hành hợp pháp, cơ quan thi hành án phải có căn cứ nhất định. Cơ quan thi hành án dân sự có hai biện pháp tiến hành gồm: Biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế. Để hiểu hơn hai biện pháp này, VPLS Long Việt xin gửi quý khách phần so sánh sau :

thi hành án dân sự

1. Điểm khác

VPLS Long Việt xin gửi quý khách phần so sánh sau phân biệt theo bảng sau

STT Tiêu chí Biện pháp bảo đảm Biện pháp cưỡng chế
1. Khái niệm – Là biện pháp lý đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc cấm sử dụng, định đoạt nhằm  ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán, định đoạt tài sản trốn tránh việc thi hành án và đôn đốc họ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình do chấp hành viên áp dụng trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.

Như vậy, ta thấy biện pháp bảo đảm là tiền đề bảo đảm cho biện pháp cưỡng chế sau này

– Là biện pháp thi hành dân sự dùng quyền lực nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của họ, do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án.

 

2. Căn cứ áp dụng Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng

(Như vậy là chưa cần bản án, quyết định của tòa ; Quyết định thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì chấp hành viên có thể tự áp dụng)

Căn cứ gồm:

1. Bản án, quyết định;

2. Quyết định thi hành án;

3. Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.

 

3. Hình thức bên ngoài  Bao gồm:

– Phong toả tài khoản;

–  Tạm giữ tài sản, giấy tờ;

–  Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.

 

Bao gồm:

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

 

2. Điểm giống

Hai biện pháp này được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước do chấp hành viên áp dụng

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LONG VIỆT

Địa chỉ: 

Tầng 1, tòa nhà B10A Nam Trung Yên, đường Nguyễn Chánh, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 

Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại tư vấn trực tiếp: 0914 377 437 

Email: luatlongviet@gmail.com

                                                                                   Tư vấn viên : Nguyễn Xuân Hiếu

Liên hệ
icon-zalo