• 07-02-2020
  • 588 Lượt xem

Tòa có xét xử trong trường hợp bị đơn vắng mặt?

Đội ngũ chuyên gia tư vấn của Luật Long Việt trong bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của Quý độc giả liên quan đến vấn đề bị đơn vắng mặt thì tòa sẽ xét xử thế nào? Phiên tòa có bị kéo dài không? Bị đơn có quyền chống án? 

Căn cứ pháp lý 

Bộ luật Dân sự 2015

– Bộ luật tố tụng Dân sự 2015; 

bị đơn vắng mặt trong phiên tòa

 

Luật sư tư vấn

– Căn cứ theo quy định tại điều 227 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:                                  

“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ”

Vậy nếu bên bị đơn bị triệu tập đến lần thứ hai nhưng không xuất hiện, không có lí do chính đáng thì Toà án vẫn sẽ tiếp tục tiến hành xét xử theo đúng quy định của pháp luật.  Bị đơn vẫn có quyền kháng cáo kể cả trong trường hợp xét xử vắng mặt trong thời hạn 15 ngày đối với bản án Sơ thẩm kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự vắng mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo sẽ tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Nếu sau 15 ngày bản án niêm yết mà bị đơn không kháng cáo thì bản án sơ thẩm sẽ có hiệu lực thi hành. 

HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ

——————————————————————————————–

Văn phòng 1 : Tầng 2 (phòng cộng đồng) tòa nhà B10A Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email : luatlongviet@gmail.com

—————————————————————————

Văn Phòng 2 : Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.

Email : luatlongviet2@gmail.com.

Điện thoại: 0914 377 437 *** 0914 347 724 *** 0913 984 083

*** Website: luatlongviet.com ***

Tư vấn viên : Đào Hoàng Anh 

Liên hệ
icon-zalo