• 15-10-2019
  • 717 Lượt xem

Từ năm 2020 lương hưu sẽ thay đổi như thế nào?

Năm 2020 được xem là một trong những cột mốc đáng chú ý nhất của chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) khi có khá nhiều thay đổi tác động đến gần như hầu hết với những người tham gia. Trong đó phần lớn những thay đổi đó đều có liên quan đến chế độ hưu trí. Vậy từ năm 2020 trở đi lương hưu sẽ thay đổi như thế nào? Cùng Luật Long Việt tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

A/ Lương hưu sẽ thay đổi như thế nào từ năm 2020?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 tại Điều 56 và Điều 74 có quy định, dù có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay là bảo hiểm tự nguyện thì lương hưu của một người đều sẽ được xác định theo công thức sau đây :

Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BNHXH

Lưu ý trong đó tỷ lệ lương hưu sẽ thấp nhất là 45% và sẽ cao nhất là 75%.

Vấn đề được đặt ra ở đây là, mức lương hưu này lại phụ thuộc vào đối tượng hưởng là nam hay là nữ cũng như thời điểm bắt đầu hưởng.

Do vậy, từ năm 2020 với những thay đổi dưới đây thì chắc chắn phần lương hưu cũng sẽ thay đổi :

1. Tăng số năm đóng bảo hiểm làm căn cứ xác định tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam

Theo Luật bảo hiểm xã hội tại Điểm a khoản 2 Điều 56 và điểm a khoản 2 Điều 74 nếu rõ : lao động nam nghỉ hưu vào năm 2020 thì số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ là 45% phải là 18 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động sẽ được tính thêm 2%.

Lấy ví dụ : Năm 2020, ông A có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội và đã đến tuổi nghỉ hưu. Mức lương hưu hàng thnags của ông A sẽ được tính như sau : 18 năm đóng bảo hiểm xã hội = 45%; 12 năm còn lại x 2% = 24%. Theo đó, ông A sẽ được hưởng 69% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong khi trước đây, nếu nghỉ hưu vào năm 2018 thì số năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ là 16 năm, năm 2019 là 17 năm.

Đối với lao động nữ, cách tính lương hưu sẽ không có gì thay đổi vào năm mới.

lương hưu

2. Tăng tuổi hưởng lương hưu khi bị suy giảm khả năng lao động

Cơ sở pháp lý : Luật bảo hiểm xã hội tại điểm a khoản 1 Điều 55.

Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng tới cả lao động nam và nữ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Cụ thể, từ năm 2016 nam đủ 51 tuổi và nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì sẽ đủ điều kiện hưởng lương hưu. Tuy nhiên, từ năm 2020, nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng chế độ lương hưu.

3. Thay đổi cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Cơ sở pháp lý : Luật bảo hiểm xã hội tại điểm e khoản 1 Điều 62.

Đáng chú ý, chỉ áp dụng đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này mà không áp dụng đối với người lao động có toàn thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Như vậy, nếu như người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2014 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

(Giai đoạn trước, tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu)

4. Tăng lương cơ sở, lương tối thiểu vùng

Với mức lương cơ sở, thì theo lộ trình tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức được Bộ Chính trị nêu tại Nghị định 27 – NĐ/TW, mức lương cơ sở năm 2020 sẽ tiếp tục tăng, đảm bảo không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Với mức lương tối thiểu vùng, theo dự thảo Nghị định mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ tăng 5,5% (từ 150.000 – 240.000 đồng) so với năm 2019.

Như vậy, nếu được thông qua thì việc tăng lương cơ sở, lương tối thiểu vùng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH của người tham gia (mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và không cao hơn 20 tháng lương cơ sở).

Đồng thời, cùng với quy định “Chính phủ điều chỉnh lại lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách Nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội” ( theo Luật bảo hiểm xã hội tại Điều 57) thì đồng nghĩa với lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng sẽ là tiền đề cho việc tăng mức lương hưu hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên cả nước.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về mức lương hưu sẽ thay đổi như thế nào từ năm 2020, hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với quý vị. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn gì thêm xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Liên hệ
icon-zalo