• 12-05-2020
  • 803 Lượt xem

Các điều kiện pháp lý thành lập doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài

Hiện nay do nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Viêt Nam ngày càng gia tăng dẫn đến thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam lớn hơn và nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, Luật Long Việt sẽ phân tích một số nội dung về Doanh nghiệp chế xuất. 

Khác với những doanh nghiệp cung cấp và phân phối thì doanh nghiệp chế xuất cũng là những doanh nghiệp chuyên về việc sản xuất hàng hoá để giúp cho dịch vụ phân phối hàng hoá có được một lượng hàng hoá xuất khẩu ra thị trường quốc tế. 

Nhà đầu tư nước ngoài đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam bằng hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định tại điều 22 của Luật đầu tư 2014 và hướng dẫn cụ thể tại điều 44 Nghị định 118/2015/NĐ-CP thì đầu tiên Nhà đầu tư phải tiến hành thực hiện thủ tục cấp giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.

“Điều 44. Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài

1. Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế thực hiện thủ tục như sau:

a) Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định này;

b) Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điểm a Khoản này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.[…]”

Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Theo Khoản 10 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về doanh nghiệp chế xuất như sau:

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.”

– Qua đó, doanh nghiệp có thể hiểu vấn đề này như sau: 

  • Doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế; 
  • Doanh nghiệp chế xuất được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và hoạt động trong khu chế xuất;
  • Doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất, nhưng phải được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, xuất nhập khẩu. 

– Theo quy định tại điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế về điều kiện thành lập 

thành lập doanh nghiệp chế xuất 100 vốn nước ngoài

“Điều 30. Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất

1. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu. Doanh nghiệp chế xuất được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan hải quan có thẩm quyền về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc xác nhận bằng văn bản cho nhà đầu tư.

2. Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất hoặc phân khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cảng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan, quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

3. Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.

4. Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan.

Thứ hai Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài

– Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 

– Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”

– Doanh nghiệp chế xuất không phải nộp GTGT đối với hoạt động sản xuất để xuất khẩu. Trường hợp ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất còn thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua hàng hoá tại Việt Nam thì hoạt động này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, bên cạnh đó cần phải bố trí khu vực riêng để lưu giữ hàng hoá xuất khẩu. 

LIÊN HỆ LUẬT LONG VIỆT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN THEO CÁC ĐỊA CHỈ SAU

– Tầng 2 (phòng cộng đồng), tòa nhà B10A Nam Trung Yên, đường Nguyễn Chánh, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 

Email : luatlongviet@gmail.com

– Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.

Email: luatlongviet2@gmail.com

– Điện thoại tư vấn trực tiếp: 0914 377 437

Tư vấn viên: Đào Hoàng Anh

Liên hệ
icon-zalo