Hiện nay, các vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai vì không có giấy chứng nhận quyền sở hữu xảy ra khá phổ biến vì cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến nhiều hệ luỵ trong cộng đồng. Căn cứ vào quy mô, vị trí thửa đất pháp luật quy định về thẩm quyền cho toà án nhân dân từng cấp trong việc xét xử các vụ kiện tranh chấp đất đai
Các trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai mà không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc không có một trong các loại giấy tờ để chứng minh đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì ngoài việc các bên tự tiến hành hoà giải với nhau hoặc đã tiến hành hoà giải tại UBND xã/phường nhưng không thành thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được giải quyết như sau:
– Trường hợp 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
– Trường hợp 2: Khởi kiện lên Toà án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và Luật đất đai 2013;
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Trong điều 100 Luật đất đai đã quy định các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm các giấy tờ:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
Qua đó, dù không có bất kì giấy tờ nào chứng minh quyền sở hữu nhưng đã sử dụng lâu dài thì vẫn có thể khởi kiện tại toà án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng.
LIÊN HỆ LUẬT LONG VIỆT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN THEO CÁC ĐỊA CHỈ SAU
– Tầng 2 (phòng cộng đồng), tòa nhà B10A Nam Trung Yên, đường Nguyễn Chánh, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Email : luatlongviet@gmail.com
– Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.
Email: luatlongviet2@gmail.com
– Điện thoại tư vấn trực tiếp: 0914 377 437
Tư vấn viên: Đào Hoàng Anh