PHÂN BIỆT GIẤY PHÉP KINH DOANH VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
I. Ý nghĩa pháp lý
1. Giấy phép kinh doanh (giấy phép con)
- Là loại giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Là văn bản (dạng điện tử hoặc bản giấy) do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp, nhằm quản lý và bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.
II. Điều kiện cấp phép
1. Giấy phép kinh doanh (giấy phép con)
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh sẽ khác nhau tùy vào từng ngành nghề. Một số yêu cầu phổ biến có thể bao gồm:
- Cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn.
- Chứng chỉ hành nghề, bằng cấp chuyên môn.
- Vốn điều lệ, vốn ký quỹ theo quy định.
- Người đại diện pháp luật có đủ năng lực.
Ví dụ: Xin giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)
Chủ cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống cần đáp ứng các điều kiện sau:
✔️ Đảm bảo an toàn vệ sinh cho dụng cụ nấu nướng, chế biến.
✔️ Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD).
✔️ Trang bị đầy đủ dụng cụ đựng riêng cho thực phẩm chín và thực phẩm sống.
✔️ Người trực tiếp chế biến, kinh doanh phải đáp ứng tiêu chuẩn về sức khỏe, kiến thức và thực hành.
✔️ Nước sử dụng phải đạt chuẩn và đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh.
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Dù hoạt động trong ngành nghề nào, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
✔️ Hồ sơ đăng ký theo biểu mẫu hiện hành.
✔️ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục bị cấm đầu tư.
✔️ Tên doanh nghiệp đặt đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
✔️ Nộp đầy đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
III. Hồ sơ xin cấp phép
1. Giấy phép kinh doanh (giấy phép con)
Hồ sơ bao gồm:
📌 Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện.
📌 Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
📌 Bản sao điều lệ công ty.
📌 Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu doanh nghiệp, cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn.
📌 Giấy tờ chứng minh trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của người điều hành.
📌 Văn bản, tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo từng ngành nghề cụ thể.
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ bao gồm:
📌 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
📌 Văn bản, giấy tờ hợp lệ theo từng loại hình doanh nghiệp (*), bao gồm:
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).
- Giấy tờ chứng thực cá nhân (CCCD/CMND/hộ chiếu của người đại diện pháp luật).
- Văn bản ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ).
IV. Thời hạn
1. Giấy phép kinh doanh (giấy phép con)
Hầu hết các giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đều có thời hạn sử dụng, cụ thể theo từng ngành nghề:
📌 Giấy phép Phòng cháy chữa cháy (PCCC), giấy phép bán buôn rượu: 5 năm kể từ ngày cấp.
📌 Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP): 3 năm kể từ ngày cấp.
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Không có thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những điểm khác biệt quan trọng giữa Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ thủ tục, vui lòng liên hệ Văn phòng Luật sư Long Việt để được hướng dẫn chi tiết! 🚀