Một vấn đề khá nổi cộm trong xã hội hiện nay là sự phát sinh tranh chấp xoay quanh đặt cọc, lấy lại tiền cọc, các bên tham gia cho rằng dịch bệnh hiện nay phải được coi là trường hợp bất khả kháng và yêu cầu phải được huỷ cọc, không tiếp tục giao kết hợp đồng. Vậy tình hình tranh chấp đặt cọc thế nào? Phương hướng giải quyết ra sao?
1. Các quy định của pháp luật về đặt cọc
Đặt cọc là một phạm trù thuộc điều chỉnh của Bộ luật dân sự như sau:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” ( Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015)
– Qua đó, ta có thể hiểu hợp đồng dân sự là sự thoả thuận hai bên hay nhiều bên, nhưng là sự thoả thuận thống nhất ý chí và ý chí đó phải phù hợp, xuất phát từ tinh thần tự nguyện của các bên, không trái với quy định pháp luật, là một sự kiện phát sinh hậu quả pháp lý: xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.
– Bên đặt cọc có thể có thể giao cho bên nhận cọc những tài sản, vật có giá trị như: tiền, đá quý, kim quý,… Do vậy, khi muốn đặt cọc để nhằm mục đích giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thì bên đặt cọc có thể tiến hành thoả thuận đặt cọc và nhận cọc bằng tiền hay bất kì một vật nào có giá trị.
– Trong quá trình đặt cọc, các bên cần lưu ý đến những vấn đề về thoả thuận đặt cọc, thời hạn đặt cọc, thời gian hai bên tiến hành ký kết thực hiện hợp đồng, trách nhiệm của từng bên nếu như phá vỡ hợp đồng đặt cọc, huỷ cọc. Mục đích của các bên khi đặt cọc là để đi đến việc ký kết, thực hiện hợp đồng khác trong tương lai gần, cũng có thể hiểu đặt cọc như một sự cam kết giữa các bên để đặt niềm tin vào những thoả thuận của họ đối với những hợp đồng mà các bên thực sự muốn giao kết.
– Có 2 trường hợp có thể xảy ra sau khi giao kết hợp đồng đặt cọc:
- Trường hợp đầu tiên là nếu như hợp đồng giao kết thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
- Trường hợp thứ hai nếu như các bên không giao kết, thực hiện hợp đồng thì các bên có thể tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết hoặc áp dụng những thoả thuận đã thể hiện trong hợp đồng đặt cọc trước đó;
– Theo khoản 1 điều 156 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
– Như vậy chỉ khi đáp ứng các điều kiện nêu trên thì một sự kiện mới được xem là bất khả kháng và là căn cứ để miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm. Đồng thời cũng phải xem trong hợp đồng đặt cọc, hợp đồng thuê – cho thuê có ghi nhận và quy định điều khoản về bất khả kháng không? Các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm theo hợp đồng được quy định như thế nào?
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LONG VIỆT
Địa chỉ:
- Tầng 1, tòa nhà B10A Nam Trung Yên, đường Nguyễn Chánh, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại tư vấn trực tiếp: 0914 377 437
- Email: luatlongviet@gmail.com
Tư vấn viên : Đào Hoàng Anh