• 24-12-2019
  • 663 Lượt xem

Thành lập công ty môi trường cần những gì?

Thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất nghiêm trọng và đang là một vấn đề nhức nhối hiện nay. Ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người mà nó còn gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Do đó, rất nhiều công ty hoạt động về lĩnh vực môi trường đã, đang và sẽ được thành lập, đặc biệt là các công ty xử lý chất thải. Mặc dù vậy vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu xử lý nguồn chất thải khổng lồ mà chúng ta đã thải ra môi trường. Quý khách đang có ý định thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực môi trường nhưng lại chưa nắm được các quy định, thủ tục và điều kiện để đăng ký. Quý khách có thể tham khảo những chia sẻ dưới đây của VPLS Long Việt về việc thành lập công ty môi trường:

Hồ sơ thành lập công ty môi trường bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;

– Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần)

– Bản dự thảo Điều lệ công ty

– Bản sao chứng thực các giấy tờ:

+ Đối với cá nhân: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực.

+ Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Quyết định thành lập. Kèm theo đó là Quyết định góp vốn và cử người quản lý phần vốn góp; Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền.

* Điều kiện để Doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại đó là:

– Có giấy phép xử lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp;

– Đáp ứng yêu cầu theo quy định về quy trình quản lý và kỹ thuật đối với các phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải được ghi trong Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

thành lập công ty môi trường

Để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Có Báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế như: Văn bản hợp lệ về môi trường do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành; Đề án bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

– Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật.

– Các hệ thống, thiết bị xử lý, bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận tải phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

– Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

– Đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học và được cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại theo quy định.

– Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.

– Có phương án bảo vệ  môi trường với các nội dung: kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại.

– Khi chấm dứt hoạt động cần có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường.

Nếu Quý khách hàng còn thắc mắc hay có nhu cầu làm các thủ tục trên thì hãy liên hệ trực tiếp với VPLS Long Việt để được tư vấn và hỗ trợ đầy đủ nhất.

Tư vấn viên : Nguyễn Thị Thu Hương

Liên hệ
icon-zalo