Theo quy định của pháp luật, các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp được quy định tại Điều 201 Luật doanh nghiệp. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau:
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ của công ty mà không có quyết định gia hạn
– Theo quyết định của chủ sở hữu công ty
– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật mà trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp .
I. Thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Sở kế hoạch đầu tư
Sau khi doanh nghiệp thực hiện đủ thủ tục đối với Tổng cục hải quan (Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu), Làm việc với Cơ quan thuế để chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì chủ doanh nghiệp tiếp tục liên hệ với Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở.
Đối với thủ tục giải thể nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh gồm có 2 bước:
Bước 1: Nộp hồ sơ công bố giải thể, hồ sơ bao gồm:
– Quyết định của chủ sở hữu về việc giải thể
– Thông báo giải thể doanh nghiệp
– Giấy đề nghị đăng công bố giải thể
– Giấy ủy quyền (nếu có)
Hồ sơ được gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh, trong thời gian 03 ngày làm việc, Phòng sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ để đăng công bố giải thể cho doanh nghiệp. Trong khoảng thời gian 01 tháng, kể từ ngày đăng công bố, doanh nghiệp tiếp tục nộp hồ sơ trả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và hủy con dấu (nếu con dấu do Phòng đăng ký kinh doanh cấp).
Xem thêm >>> Những điểm giống và khác nhau giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp
Bước 2: Hồ sơ trả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Thông báo giải thể doanh nghiệp
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc)
– Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đóng cửa mã số thuế (bản công chứng)
– Báo cáo thanh lý tài sản của doanh nghiệp
– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán
– Danh sách người lao động đã được giải quyết quyền lợi
– Thông báo hủy mẫu con dấu
– Giấy ủy quyền cho cá nhân đi nộp hồ sơ (nếu có)
Lưu ý:
Trong trường hợp con dấu của doanh nghiệp do cơ quan công an cấp và quản lý thì doanh nghiệp sẽ thực việc việc trả con dấu tại Cơ quan công an thành phố. Hồ sơ trả con dấu tại Cơ quan công an bao gồm: Quyết định của chủ sở hữu về việc giải thể, Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bản sao giấy xác nhận của cơ quan thế, con dấu, giấy chứng nhận đăng ký con dấu (bản gốc), công văn trả con dấu, Giấy giới thiệu người đi trả dấu (nếu có). Sau khi doanh nghiệp tiến hành trả con dấu xong được cơ quan công an cấp Thông báo về việc thu hồi con dấu thì doanh nghiệp kèm theo Thông báo này nộp cùng bộ hồ sơ trả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lên Phòng đăng ký kinh doanh để hoàn tất thủ tục giải thể.
Tư vấn viên : Khuất Thị Quỳnh