• 19-05-2021
  • 734 Lượt xem

Thủ tục giải thể doanh nghiệp mới nhất 2021

Trong thời buổi dịch bệnh ngày càng khó kiểm soát như hiện nay, cả xã hội trao đảo, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì việc doanh nghiệp có tiếp tục hoạt động bình thường và phát triển được hay không là một bài toán khó đối với các chủ doanh nghiệp. Nhiều người đã phải chấp nhận từ bỏ, giải thể công ty vì quá bế tắc, không tìm được hướng đi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì thủ tục giải doanh nghiệp thể có sự thay đổi. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày chi tiết quy trình giải thể doanh nghiệp (tự nguyện) theo luật mới nhất đến quý bạn đọc.

thủ tục giải thể doanh nghiệp

Bước 1: Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 208 Luật doanh nghiệp 2020 thì nội dung giải thể bao gồm:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

+ Lý do giải thể;

+ Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;

+ Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

+ Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;

Bước 2: Thông báo đến cơ quan có thẩm quyền và niêm yết công khai

Trong thời hạn 7 ngày từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định, và biên bản họp phải được gửi đến người lao động, chủ nợ (nếu có) , cơ quan thuế (, Cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau khi xem xét hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo công bố công khai tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia vể đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Thanh toán các khoản nợ của công ty

Căn cứ khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 thì các khoản nợ được ưu tiên thanh toán theo thứ tự sau:

+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

+ Nợ thuế;

+ Các khoản nợ khác;

Bước 4: Gửi hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh

Sau khi đã tiến hành thanh lý tài sản và trả hết các khoản nợ, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 5 ngày  kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

Hồ sơ giải thể bao gồm:

+ Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp

+ Báo cáo thành lý tài sản

+ Danh sách chủ nợ

+ Giấy ủy quyền cho cá nhân đi nộp hồ sơ (nếu có)

Lưu ý: trường hợp con dấu do Phòng đăng ký kinh doanh cấp, doanh nghiệp phải làm thêm thủ tục trả con dấu tại Cơ quan công an trước khi nộp hồ sơ giải thể lên Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Căn cứ khoản 2 Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020, thì việc thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể. Ngoài ra doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Liên hệ
icon-zalo