• 13-12-2019
  • 676 Lượt xem

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh sẽ là nơi mà Doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Nếu như trước đây, thông tin của Địa điểm kinh doanh được thể hiện là một nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì đến thời điểm Luật Doanh nghiệp 2014 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 thì Địa điểm kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh riêng, độc lập với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trước đây, Doanh nghiệp chỉ có thể lập địa điểm kinh doanh tại nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Nhưng từ khi Nghị định 108/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2018 thì Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Đây là một quy định mở, tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại các tỉnh, thành phố khác theo nhu cầu hoạt động của Doanh nghiệp. 

1. Những ưu điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh:

– Địa điểm kinh doanh có ưu điểm hơn sơ với Văn phòng đại diện là Địa điểm kinh doanh có thực hiện chức năng kinh doanh. 

– Thủ tục, hồ sơ thành lập Địa điểm kinh doanh đơn giản và gọn nhẹ hơn so với việc thành lập Chi nhánh hay Văn phòng đại diện.

– Khi Doanh nghiệp không còn nhu cầu hoạt động địa điểm kinh doanh nữa thì Doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục chấm dứt hoạt động tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở địa điểm kinh doanh. 

– Địa điểm kinh doanh không cần làm thủ tục chốt thuế,  không cần làm thủ tục trả con dấu khi chấm dứt hoạt động giống như Chi nhánh hay Văn phòng đại diện.

– Địa điểm kinh doanh không phải kê khai thuế, việc kê khai thuế phụ thuộc vào Công ty mẹ. Địa điểm kinh doanh chỉ phải đóng thuế môn bài với mức 1.000.000 đ/1 năm tại Chi cục thuế quản lý trực tiếp – là nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở.

Tuy nhiên, Địa điểm kinh doanh không được đăng ký con dấu riêng. 

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập Địa điểm kinh doanh thì Doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở của Địa điểm kinh doanh. 

thành lập địa điểm kinh doanh

2. Một số lưu ý đối với Địa điểm kinh doanh:

– Địa chỉ địa điểm kinh doanh: Không được sử dụng căn hộ chung cư, căn hộ tập thể để đăng ký.

– Lĩnh vực hoạt động của Địa điểm kinh doanh: Chỉ được hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành nghề của Công ty mẹ đã đăng ký.

Tư vấn viên : Nguyễn Thu Hương

Liên hệ
icon-zalo