• 04-01-2020
  • 544 Lượt xem

Tìm hiểu về thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ thì mô hình doanh nghiệp xã hội đã phát triển rất mạnh mẽ và luôn hướng đến cộng đồng, đến lợi ích chung của xã hội, bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam, cũng đã có những doanh nghiệp xã hội được thành lập và hoạt động mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng, cho xã hội. Tuy mô hình này mới chỉ phát triển ở mức độ quy mô nhỏ, chưa thực sự phổ biến trong xã hội nhưng lại có những bước phát triển khá ấn tượng.

* Thế nào là Doanh nghiệp xã hội:

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

– Mục tiêu hoạt động: giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

– Sử dụng ít nhất 51%  tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư thực hiện các mục tiêu đã cam kết;

* Quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp xã hội:

– Các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014;

– Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư trong suốt quá trình hoạt động. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc Doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền đến tiến hành các thủ tục theo đúng qui định của pháp luật;

– Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh  nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo qui định của pháp luật;

– Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

– Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

– Trường hợp nhận được các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hàng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

thành lập doanh nghiệp xã hội

*Thủ tục đăng ký doanh  nghiệp xã hội:

– Doanh nghiệp xã hội thực hiện thủ tục đăng ký theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014;

– Tên doanh nghiệp xã hội được đặt theo quy định tại các Điều 38, 39, 40, 42 của Luật Doanh nghiệp và có thể bổ sung thêm cụm từ: “xã hội” vào tên riêng của Doanh nghiệp.

>>>> Xem chi tiết phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại đây!

* Tiếp  nhận viện trợ, tài trợ:

– Tiếp nhận viện trợ phi chính phủ để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận việ trợ phi chính phủ nước ngoài;

– Ngoài ra,  doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề môi trường, xã hội.

– Trình tự,  thủ tục tiếp nhận các khoản tài trợ, viện trợ:

+ Việc tiếp nhận tài trợ phải được lập thành văn bản và có các nội dung: thông tin cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ, yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ, họ tên và chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của các bên;

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản tiếp nhận tài trợ được ký kết, doanh  nghiệp phải thông báo cho Sở kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài trợ;

+ Trường hợp nội dung văn bản tiếp nhận tài trợ có sự thay đổi, doanh nghiệp phải thông báo cho Sở kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính về các nội dung thay đổi theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật.

* Công khai Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường:

– Doanh nghiệp xã hội phải thông báo Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động.

– Trường hợp nội dung cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường có sự thay đổi thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về nội dung thay đổi trong thời 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi để công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải có Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã được sửa đổi, bổ sung.

* Công khai hoạt động của doanh nghiệp xã hội:

 – Trong trường hợp nhận ưu đãi, viện trợ, tài trợ thì định kỳ hàng năm doanh nghiệp xã hội phải gửi báo cáo đánh giá tác động xã hội đối với hoạt động doanh nghiệp đã thực hiện tới Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính).

– Báo cáo đánh giá tác động xã hội phải có các nội dung sau:

+ Tên, mã số doanh nghiệp;

+ Các khoản ưu đãi, viện trợ hoặc tài trợ đã nhận được;

+ Các hoạt động doanh nghiệp đã thực hiện trong năm; các vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã giải quyết;

+ Các lợi ích và tác động xã hội mà doanh nghiệp đã đạt được và các nhóm đối tượng được hưởng lợi tương ứng. Nếu có thì nêu rõ các số liệu chứng minh về tác động và lợi ích đã đạt được.

* Các nội dung của Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường:

– Các vấn đề xã hội, môi trường; phương thức mà doanh nghiệp dự định thực hiện nhằm giải quyết vẫn đề xã hội, môi trường đó;

– Thời hạn thực hiện các hoạt động nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường;

– Mức tỷ lệ % lợi nhuận giữ lại hàng năm được tái đầu tư để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường;

– Nguyên tắc và phương thức sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ từ các tổ chức và cá nhân. Nguyên tắc và phương thức sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ còn dư khi doanh nghiệp giải thể hoặc chuyển đổi thành doanh nghiệp thông thường (nếu có);

– Họ tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân); thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh); thành viên, cổ đông là cá nhân, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên, cổ đông là tổ chức (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần).

Tư vấn viên : Nguyễn Thu Hương 

Liên hệ
icon-zalo