• 16-08-2021
  • 1194 Lượt xem

Trình tự, hồ sơ pháp lý xin cấp giấy phép quy hoạch

Chủ đầu tư khi thực hiện các dự án xây dựng phải đảm bảo được các yêu cầu của pháp luật như: Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; điều kiện về giấy phép quy hoạch trong những trường hợp cần thiết,… Đối với các dự án xây dựng trong khu đô thị, CĐT còn phải đáp ứng được những điều kiện quản lý quy hoạch đô thị, thực hiện các thủ tục tại cơ quan nhà nước để được cấp phép dự án. 

 

Quy định của pháp luật về giấy phép quy hoạch 

 

Giấy phép quy hoạch được hiểu là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Thông thường, thời hạn của giấy phép quy hoạch đối với dự án xây dựng công trình tập trung tối đa không quá 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép quy hoạch cho đến khi phê duyệt kế hoạch chi tiết.

Pháp luật hiện nay quy định có các trường hợp cấp giấy phép quy hoạch như sau:

  • Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết.
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị có quy hoạch phân khu, nhưng chưa đủ các căn cứ đề lập quy hoạch chi tiết.
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị, trừ nhà ở.
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết được duyệt, nhưng cần điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị đối với một lô đất.

Như vậy, thửa đất của bạn đang có sự điều chỉnh ranh giới, do đó thuộc trường hợp phải xin cấp phép quy hoạch.

Trình tự, thủ tục xin cấp phép quy hoạch như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin cấp phép quy hoạch gồm các loại văn bản sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
  • Sơ đồ vị trí địa điểm để nghị cấp giấy phép quy hoạch;
  • Dự kiến phạm vi, ranh giới khu đất chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị;
  • Dự kiến nội dung đầu tư, quy mô dự án và tổng mức đầu tư;
  • Báo cáo về pháp nhân và năng lực tài chính để triển khai dự án.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đủ các nội dung trong hồ sơ nêu trên, chủ đầu tư gửi cơ quan có thẩm quyền  cấp giấy phép quy hoạch. Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền cấp phép quy hoạch là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện. Việc xác định cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép phụ thuộc vào quy mô của dự án và ý nghĩa về chính trị, kinh tế – xã hội, văn hóa, lịch sử của thành phố.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Căn cứ vào yêu cầu quản lý, kiểm soát phát triển của đô thị, Quy định quản lý theo quy hoạch đô thị, Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, đề xuất của chủ đầu tư, cơ quan quản lý quy hoạch các cấp có trách nhiệm xem xét hồ sơ, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan và báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch về nội dung giấy phép quy hoạch. Thời gian thẩm định hồ sơ và lấy ý kiến không quá 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp giấy phép quy hoạch trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định cấp giấy phép quy hoạch của cơ quan quản lý quy hoạch các cấp.

Bước 4: Trả kết quả

Hết thời hạn xử lý hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền trả kết quả cho chủ đầu tư đã xin cấp phép. Nôi dụng giấy phép quy hoạch bao gồm các nội dung: chủ đầu tư; phạm vi, ranh giới, diện tích đất khu vực quy hoạch đô thị; các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị về tầng cao xây dựng, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng đối với khu đất…

xin cấp giấy phép thu hoạch

 

Quy định pháp luật về kinh doanh nhà ở hình thành tương lai 

 

Nhà, công trình hình thành trong tương lai là nhà, công trình xây dựng đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản thì nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai của tổ chức, cá nhân được đưa vào kinh doanh, nhưng phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Cụ thể, theo điều 55 Luật kinh doanh bất động sản 2014, điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh như sau:

– Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó;

– Có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua, và được trả lời bằng văn bản về việc đủ điều kiện được đưa nhà ở vào giao dịch;

– Được bảo lãnh bởi ngân hàng thương mại có đủ năng lực theo công bố của Ngân hàng nhà nước.

Như vậy, khi bạn đáp ứng được các điều kiện trên, thì được phép đưa nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai vào kinh doanh.

HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ

Văn phòng 1: Tầng 1, 2 (phòng cộng đồng) tòa nhà B10A Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email : luatlongviet@gmail.com

Văn Phòng 2: Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.

Email : luatlongviet2@gmail.com.

Văn phòng 3: Số 6 – Ngõ 603/58 Lạc Long Quân (Mặt sau toà 7 tầng Khu Liên Cơ – số 258 Võ Chí Công) 

Điện thoại: 0914 377 437 *** 0914 347 724 *** 0913 984 083

*** Website: luatlongviet.com ***

Tư vấn viên: Đào Hoàng Anh

Liên hệ
icon-zalo