• 24-06-2021
  • 781 Lượt xem

Hộ kinh doanh có được khắc con dấu không?

Hộ kinh doanh là một mô hình đặc trưng ở nước ta, vẫn đang mở rộng về số lượng và đóng góp vào nền kinh tế. Nhiều người muốn kinh donh theo mô hình này nhưng còn thắc mắc không biết hộ kinh doanh có con dấu không?

1. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015.
  • Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu.

2. Nội dung tư vấn

Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

hộ kinh doanh có được khắc con dấu không

Pháp luật trao cho tổ chức tư cách pháp nhân giúp tạo lòng tin với khách hàng khi giao dịch, ký kết hợp đồng. Nhưng hộ kinh doanh lại không có tư cách pháp nhân do không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

  • Không có sự tách bạch rõ ràng về tài sản giữa chủ sở hữu và hộ kinh doanh: mọi tài sản của hộ kinh doanh đều xuất phát từ nguồn vốn của chủ sở hữu và lợi nhuận và các nghĩa vụ tài sản đều thuộc về chủ sở hữu. Do đó, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.
  • Xuất phát từ quy mô nhỏ nên cơ cấu tổ chức cũng rất đơn giản, quan hệ điều hành chủ yếu thông qua lời nói trực tiếp mà không có điều lệ hoạt động như doanh nghiệp.

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên không được phép đăng ký và sử dụng con dấu thể hiện chức năng pháp nhân, bởi điều kiện sử dụng con dấu được quy định tại Khoản 1 Điều 5. Điều kiện sử dụng con dấu  tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP như sau:

“1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.”

Theo phân tích trên, hộ kinh doanh không có con dấu riêng, đây là điểm khá bất lợi bởi con dấu thể hiện sự đồng nhất với tư cách pháp lý, tư cách pháp nhân của tổ chức. Nó xác định người đã ký tên, đóng dấu; xác nhận trách nhiệm pháp lý trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu.

Tuy nhiên pháp luật hiện hành cũng không có quy định cấm về việc hộ kinh doanh sử dụng dấu với chức năng cung cấp thông tin, do đó ngoại trừ mục đích kinh doanh thì hộ kinh doanh được thiết kế, in dấu và sử dụng con dấu với mục đích cung cấp các thông tin cần thiết.

Liên hệ
icon-zalo