Căn cứ pháp lý:
– Luật doanh nghiệp 2014
– Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
– Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
Kinh doanh quần áo hiện đang là một trong các lĩnh vực kinh doanh tiềm năng, khả năng mang lại lợi nhuận cao và được nhiều người quan tâm lựa chọn để kinh doanh. Một vấn đề đặt ra là kinh doanh quần áo có cần phải đăng ký hay không? Mở cửa hàng bán quần áo có cần phải đăng ký kinh doanh không? Nếu cần đăng ký thì thủ tục đăng ký kinh doanh như thế nào? Đây là suy nghĩ cũng là câu hỏi của nhiều người khi đang có ý định lựa chọn quần áo làm mặt hàng kinh doanh.
Để tiến hành kinh doanh quần áo, thì người kinh doanh phải tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì có những trường hợp cần phải xin giấy phép kinh doanh cửa hàng và cũng có những trường hợp không phải xin giấy phép kinh doanh cửa hàng. Như vậy, việc mở cửa hàng quần áo có phải đăng ký kinh doanh hay không thì chúng ta phải căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, Để đăng ký kinh doanh bán quần áo, thì người mở cửa hàng, mở shop quần áo cần tham khảo những quy định về đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo để xem trường hợp mở cửa hàng kinh doanh quần áo của mình có cần phải đăng kí kinh doanh hay không. Theo quy định pháp luật hiện hành có các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh như sau:
* Các trường hợp không phải đăng kí kinh doanh
Theo quy định tại Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì ta có thể thấy những ngành nghề kinh doanh không phải làm thủ tục đăng kí kinh doanh là những ngành nghề nhỏ, không có địa điểm kinh doanh cố đinh, cụ thể và lợi nhuận mang lại ít.
Từ những quy định của pháp luật nêu trên thì chúng ta có thể xác định được mở cửa hàng kinh doanh quần áo nếu không thuộc các trường hợp không phải đăng kí kinh doanh theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì khi kinh doanh quần áo với mô hình là mở cửa hàng kinh doanh, có địa điểm kinh doanh cụ thể người kinh doanh phải thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh. Có thể đăng ký với hình thức là mở cửa hàng kinh doanh quần áo nhỏ lẻ thì chỉ cần đăng kí kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh. Đăng kí hộ kinh doanh có thể đăng kí dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc hộ kinh doanh hộ gia đình.
Hồ sơ đăng kí hộ kinh doanh gồm:
– Giấy đề nghị đăng kí hộ kinh doanh theo mẫu trong giấy đề nghị ghi đầy đủ tên của hộ kinh doanh, địa chỉ đặt trụ sở kinh doanh; Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh; vốn kinh doanh;số lượng lao động .
– 01 Bản sao căn cước công dân, chứng minh nhân dân của người thành lập hoặc tham gia thành lập hộ kinh doanh
– Giấy tờ chứng minh địa điểm kinh doanh như: Hợp đồng thuê nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất
– Ngoài ra đối với những ngành nghề kinh doanh cần có bản sao chứng chỉ hành hợp lệ, chứng chỉ hành nghề của cá nhân nếu hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình nếu hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập.
Trên đây là bài viết của Văn phòng Luật sư Long Việt về việc đăng kí kinh doanh khi mở cửa hàng kinh doanh quần áo. Quý khách có thể tham khảo thêm các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của văn phòng như:
– Tư vấn thủ tục thành lập các loại hình doanh nghiệp
– Tư vấn thành lập hộ kinh doanh
– Tư vấn, soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng kí doanh nghiệp….
Tư vấn viên : Hồ Thị Thủy