• 22-11-2019
  • 1009 Lượt xem

Mối liên hệ giữa tiền lương, bảo hiểm xã hội, thuế TNCN, thuế TNDN

Hiện nay, vấn đề bảo hiểm xã hội (BHXH) kể từ ngày 1/1/2018 các cơ quan bảo hiểm đang siết chặt để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Tuy nhiên lại làm khó cho các kế toán khi có những khoản lương rất lớn và các bạn không biết phải phân chia sao cho tối ưu nhất khoản đó cho Doanh nghiệp; Và chúng ta đã nghĩ ra đủ mọi cách để né, nhưng nếu không nắm chắc luật rất có thể dẫn đến rủi ro cho Doanh nghiệp về khoản này và Doanh nghiệp sẽ bị truy thu số tiền rất lớn

I. TIỀN LƯƠNG – BHXH – THUẾ TNDN – THUẾ TNCN:

1. Tiền lương

  • Theo chức danh => Phải đóng BHXH => Phải đóng thuế TNCN => được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.
  •  Làm thêm giờ: Chịu thuế TNCN => Không phải đóng BHXH => Phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN (Lưu ý phần phụ trội của làm thêm giờ sẽ không phải đóng thuế TNCN).

2. Tiền thưởng

  •  Cố định mỗi kỳ => Phải đóng BHXH => Phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.
  • Không cố định => Không phải đóng BHXH => Phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.
  • Thưởng sáng kiến do nhà nước công nhận => Không phải đóng BHXH => Không phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.
  • Thưởng lễ, tết => Không phải đóng BHXH => Phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.

 

mối liên hệ giữa tiền lương, bảo hiểm, thuế TNCN, TNDN

 

3. Các khoản phụ cấp

3.1. Xăng xe

  • Khoán chi => Không phải đóng BHXH => Không phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.
  • Dùng cho cá nhân => Không phải đóng BHXH => Phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.
  • Trả cho bên thứ 3 => Không phải đóng BHXH => Không phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN (Nếu khoản xăng xe phục vụ cho công việc thì được trừ và không phải đóng thuế TNCN. Nhưng nếu là khoản phụ cấp cố định hàng tháng cho vào lương thì khoản này phải đóng thuế TNCN).

3.2. Ăn giữa ca

  • Tiền mặt => Không phải đóng BHXH => Không phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN (Lưu ý đối với với khoản này khống chế ở 730.000đ/người/tháng); Phần vượt sẽ bị tính thuế TNCN, nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội và vẫn được trừ khi xác định Thuế TNDN).
  • Tổ chức nấu ăn => Không phải đóng BHXH => Không phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.

3.3. Điện thoại: Khoán chi

  • Tiền mặt => Không phải đóng BHXH => Không phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.
  • Trả cho bên thứ 3 => Không phải đóng BHXH => Không phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.

3.4. Công tác

  • Khoán chi công tác => Không phải đóng BHXH => Không phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.
  • Trả cho bên thứ 3 => Không phải đóng BHXH => Không phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.

3.5. Tiền nhà ở

  • Tiền mặt => Không phải đóng BHXH => Phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.
  • Trả cho bên thứ 3 => Không phải đóng BHXH => Phải đóng 15% thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.

3.6. Tiền giữ trẻ:

=> Không phải đóng BHXH => Phải đóng thuế TNCN => Không được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.

3.7. Nuôi con nhỏ:

=> Không phải đóng BHXH => Phải đóng thuế TNCN => Không được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.

3.8. Phụ cấp thu hút khu vực:

=> Phải đóng BHXH => Không phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.

3.9. Phụ cấp chức danh, trách nhiệm:

=> Phải đóng BHXH => Phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.

3.10. Phụ cấp thâm niên

  • Trả cố định hàng tháng vào lương => Phải đóng BHXH => Không phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.
  • Trả hàng năm hoặc theo định kỳ => Không phải đóng BHXH => Không phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.

4. Các khoản chi phí phúc lợi

4.1. Tổ chức du lịch

  • Trả cho bên thứ 3 => Không phải đóng BHXH => Không phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.
  • Chi trả bằng tiền cho nhân viên không tham gia => Không phải đóng BHXH => Phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.
  • Tổ chức cho thân nhân người lao động tham gia gia => Không phải đóng BHXH => Phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.

4.2. Chi hiếu hỷ:

=> Không phải đóng BHXH => Không phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN (Lưu ý không vượt quá một tháng lương bình quân).

4.3. Sinh nhật, liên hoan:

=> Không phải đóng BHXH => Phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.

4.4. Chi phí đào tạo, học phí

  • Người tham gia đào tạo nghiệp vụ chuyên môn do Doanh nghiệp trả thay => Không phải đóng BHXH => Không phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.
  • Học phí cho con người lao động (Từ mầm non đến THPT) do Doanh nghiệp trả thay => Không phải đóng BHXH => Không phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.

4.5. Chi phí dịch vụ tư vấn thuế

  • Ghi cụ thể cá nhân (Nhóm cá nhân) => Không phải đóng BHXH => Phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.
  • Cung cấp cho Doanh nghiệp => Không phải đóng BHXH => Không phải đóng thuế TNCN => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN.

HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ
——————————————————————————————–
Văn phòng 1 : Tầng 2 (phòng cộng đồng) tòa nhà B10A Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email : luatlongviet@gmail.com
—————————————————————————
Văn Phòng 2 : Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.
Email : luatlongviet2@gmail.com.
Điện thoại: 0914 377 437 *** 0914 347 724 *** 0913 984 083

*** Website: luatlongviet.com ***

Tư vấn viên : Nguyền Thị Hằng

Liên hệ
icon-zalo