Vốn điều lệ của công ty là tổng số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết trong một thời hạn nhất định để thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty.
Tài sản góp vốn được quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiêp năm 2014, bao gồm:
– Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.
Về thời hạn góp vốn: trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì các thành viên, cổ đông, chủ sở hữu phải góp đủ số vốn như đã cam kết.
Hiện nay, pháp luật chưa quy định mức vốn pháp định tối thiểu cho một doanh nghiệp được phép đăng ký, nhưng nếu doanh nghiệp có đăng ký một số ngành nghề yêu cầu cần có vốn pháp định cụ thể thì cần lưu ý.
Một số ngành nghề có điều kiện vốn pháp định như:
– Kinh doanh lữ hành quốc tế vốn pháp định: Ký quỹ 250 triệu đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam. Ký quỹ 500 triệu đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài
– Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Vốn pháp định 5 tỷ, Ký quỹ 1 tỷ đồng trong suốt quá trình hoạt động.
– Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng
– Bán hàng đa cấp: 10 tỷ đồng
– Sản xuất phim: 1 tỷ đồng
– Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải doanh nghiệp cảng hàng không: Quốc tế 30 tỷ đồng, nội địa 10 tỷ đồng
Như vậy, nếu doanh nghiệp không đăng ký ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp vẫn có thể tự quyết định mức vốn điều lệ của mình. Tuy nhiên, ví dụ công ty chỉ đăng ký vốn điều lệ là 1.000.000 VNĐ thì khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, doanh dịch với đối tác, cơ quan thuế hay ngân hàng sẽ không gây được lòng tin và tự trở thành một trở ngại lớn của doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp cần đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với thực tế để thuận lợi trong quá trình hoạt động của mình.
Tư vấn viên : Khuất Thi Quỳnh