Căn cứ Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
Điều 19 Tình nghĩa vợ chồng:
1.Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; cùng nhau chia sẻ , thực hiện các công việc trong gia đình.
2.Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ, chồng có có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lí do chính đáng khác.
Từ quy định này cho thấy, pháp luật hiện hành rất quan tâm và trú trọng đến sự gắn kết chặt chẽ giữa vợ, chồng trong đời sống hôn nhân gia đình. Hai bên có nghĩa vụ hỗ trợ, cùng nhau sinh sống, tạo lập sợi dây liên kết chung khăng khít bắt đầu từ nền tảng tình cảm tình yêu chân thành. Chỉ có sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ thường xuyên, kịp thời giữa hai người thì hôn nhân mới có thể lâu dài, bền vững. Mục đích của việc quy định vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương nhau, chung thủy với nhau là để ngăn các quan hệ bất chính, bảo vệ hạnh phúc gia đình.
– Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được pháp luật quy định.
– Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng: Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng được tôn trọng và bảo vệ.
– Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng: Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Bên cạnh đó, vợ chồng còn có nghĩa vụ thể hiện mối quan hệ tình cảm bằng việc luôn tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho đối phương, Điều 21 Luật hôn nhân gia đình đã quy định:
Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng: Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. Có thể thấy, vấn đề này có sự liên quan ảnh hưởng mật thiết giữa cả hai bên vợ và chồng. Khi vợ chồng có ý thức, trách nhiệm bảo vệ danh dự, uy tín của người kia thì đồng thời chính bản thân mình cũng sẽ được mọi người tôn trọng. Pháp luật không cho phép các trường hợp vợ, chồng xúc phạm, bôi nhọ, làm xấu đi danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau vì bất cứ mục đích nào.
– Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng: Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
Do đó, bất cứ ai có lời nói, cử chỉ, hành vi làm nhục người khác, xâm phạm đến danh dự uy tín đã là trái pháp luật thì vợ chồng là những người gắn kết với nhau bằng tình yêu, tự nguyện kết hôn chung sống tạo lập cuộc sống gia đình chung càng cần phải ý thức sâu sắc vấn đề bảo vệ, tôn trọng uy tín của nhau.Một khi vợ, chồng còn chưa trọng nhau thì việc để người khác tôn trọng mình là rất khó. Nếu sau khi kết hôn, giữa hai bên không tồn tại nền tảng tôn trọng cơ bản này thì sẽ không thể là hôn nhân hạnh phúc, bền vững.