Sau khi Tòa án sơ thẩm ra bản án nhưng chưa có hiệu lực thi hành pháp luật thì vẫn có thể kháng nghị và kháng cáo.
– Kháng nghị và Kháng cáo đều là thủ tục tố tụng ( Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) sau khi có bản án nên có một số đặc điểm giống nhau:
+/ Có quyền xem xét lại nội dung của bản án , quyết định chưa có hiệu lực của Tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của những người tham gia tố tụng và Viện Kiểm sát .
+/ Nội dung của bản án , quyết định của Tòa bị Kháng nghị và Kháng cáo thì chưa được thi hành luôn trừ các trường hợp thi hành ngay:
– Hình phạt cảnh cáo
– Bị cáo đang bị tạm giam nhưng Tòa án sơ thẩm đưa ra quyết định đình chỉ vụ án, tuyên bị cáo không có tội hoặc miễn hình phạt, được hưởng án treo, miễn trách nhiệm, hình phạt không phải hình phạt tù ( theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015).
♦ Ngoài những điểm giống nhau nêu trên thì còn một số đặc điểm khác nhau sau:
1. Kháng Cáo là gì?
– Kháng Cáo là hành vi tố tụng sau khi xử sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với quyết định của Tòa sơ thẩm thì có quyền Kháng Cáo yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm.
– Hình thức Kháng Cáo là lên Tòa phúc thẩm
– Thể hiện bằng đơn kháng cáo với các nôi dung sau: Ngày tháng năm kháng cáo, Họ và tên địa chỉ, Lý do và yêu cầu của người kháng cáo, Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
– Đối tượng thực hiện : Bị cáo, bị hại người đại diện của họ; Người bào chữa cho người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần thể chất; Người có quyền lợi , nghĩa vụ liên quan, người đại diện của họ; Người bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của người bị hại đương sự là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; Nguyên đơn , bị đơn dân sự và người đại diện của họ khi liên quan đến bồi thường thiệt hại ; Người được Tòa án tuyên không có tội.
– Phạm vi Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; Phần bản án quyết định liên quan đến bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự; Căn cứ mà bản án xác định không có tội, Áp dụng trong thủ tục phúc thẩm.
– Thời hạn đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án, đối với quyết định sơ thẩm là 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
2. Kháng nghị là gì?
– Kháng nghị là Hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện bằng việc phản đối toàn bộ hoặc một phần của bản án, quyết định của Tòa án với mục đích đảm bảo cho việc xét xử được chính xác, công bằng.
– Kháng nghị có 03 hình thức: Phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm.
– Thể hiện bằng quyết định kháng nghị với các nội dung : Ngày tháng năm ra quyết định , số của quyết định kháng nghị; Tên Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị; Kháng nghị hay toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm; Lý do căn cứ và yêu cầu của Viện kiểm sát; Họ tên chức vụ của người ký quyết định.
– Đối tượng thực hiện : Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát cùng cấp .
– Phạm vi Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, Áp dụng trong thủ tục : Phúc thẩm, Giám đốc thẩm, tái thẩm.
– Thời hạn: – Đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm: Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày.
– Đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm: Viện kiểm sát cùng cấp là 7 ngày, Viện kiểm sát cấp trên là 15 ngày.
♦ Trên đây là sự khác biệt cơ bản về thuật ngữ Kháng cáo và Kháng nghị , Quý khách hàng muốn được tư vấn cụ thể xin LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ: Văn phòng Luật sư Long Việt
– Văn phòng 1: Tầng 2 (phòng cộng đồng), tòa nhà B10A Nam Trung Yên, đường Nguyễn Chánh, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
– Email : luatlongviet@gmail.com
– Văn phòng 2: Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.
– Email: luatlongviet2@gmail.com
– Điện thoại tư vấn trực tiếp: 0914 377 437- 0914 347 724 – 0913 984 083
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng
Tư vấn viên : Tạ Thị Thu Trang