• 14-05-2020
  • 683 Lượt xem

Phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng

Câu hỏi: Chào luật sư, đêm trước, anh A lẻn vào nhà tôi để trôm 1 chiếc điện thoại trị giá 30 triệu đồng nhưng đã bị tôi phát hiện kịp thời. A liền lập tức dơ dao ra đe doạ tôi khiến tôi hoảng loạn và đã cầm chiếc gậy sắt gần đó đánh vào đầu A và khiến A bị chấn thương sọ não, hiện đang tỉnh và phục hồi. Tô muốn hỏi là tôi có phải bồi thường cho A không? A có phải là người có lỗi không và tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Xin cảm ơn luật sư 

Luật sư tư vấn: Thay mặt bộ phận tư vấn pháp luật Văn phòng Luật sư Long Việt cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến và chúng tôi xin phép được tư vấn vấn đề của bạn như sau: 

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vượt quá phòng vệ chính đáng trong dân sự: 

– Theo bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) thì Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc vì lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm nói trên. “Vượt quá phòng vệ chính đáng” là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm. 

– Vậy chỉ được coi là phòng vệ chính đáng khi đã thoả mãn ccacs điều kiện sau: 

  • Thiệt hại xảy ra là thiệt hại do chính người có hành vi xâm phạm đến các lợi ích; 
  • Hành vi đó phải là cần thiết và tương xứng với hành vi của người gây thiệt hại;
  • Việc xác định một hành vi có phải là vượt quá phòng vệ chính đáng hay không thì còn phải xem xét đến nhiều tình tiết khác nhau giữa khoảng cách phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng đôi khi cũng là rất mong manh. 

– Theo điều 594 bộ luật dân sự 2015 quy định về Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau: 

“Điều 594. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”

Tức là người gây thiệt hại do vượt quá phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại với nguyên tắc thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu. 

phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng

Xét trong trường hợp của bạn thì mặc dù A có lỗi khi thực hiện hành vi đột nhập và ăn cắp chiếc điện thoại thuộc tài sản sở hữu của bạn nhưng tình huống cầm cây gậy sắt đập vào đầu anh A làm cho anh A bị chấn thương sọ não đã vượt quá mức nguy hiểm hành vi đe doạ mà anh A tác động đến anh. Nên có thể nói trong trường hợp này, hành vi của bạn đã được coi là vượt quá phòng vệ chính đáng và phải bồi thường thiệt hại.

– Theo điều 590 Bộ luật dân sự 2015 thì nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

  •  Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  •  Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  •  Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài các chi phí kể trên thì người bồi thường phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thân do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đã cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 15 lần mức lương cơ sở hiện hành.

  • Vượt quá phòng vệ chính đáng có phải chịu trách nhiệm hình sự? 

– Theo điều 136 Bộ luật hình sự 2015 quy định thì: 

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

Trong trường hợp này chúng ta chưa biết anh A có bị tổn thương cơ thể bao nhiêu nên chưa biết được bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Nếu cơ quan điều tra xác định bạn đủ dấu hiệu cấu thành tội thì bạn có thể bị khởi tố và đưa ra xét xử căn cứ vào các tình tiết cụ thể. 

– Một số các chú ý:

1. Nếu không rơi vào các trường hợp cụ thể thì áp dụng các nguyên tắc chung để bồi thường. BLDS không định nghĩa thế nào là phòng vệ chính đáng.

2. Rất khó để xác định thế nào là phòng vệ cần thiết. Người có hành vi phòng vệ phải chứng minh định mức cần thiết. Chính vì thế, những người thi hành công vụ rất ngại sử dụng vũ khí để phòng vệ….

3. Cơ sở lý luận: Đ604 (hướng dẫn tại Nghị Quyết 03/2006 của Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao), vận dụng 4 căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường để lý luận, trong đó, căn cứ quan trọng nhất là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và nguyên nhân của nó.

Ví dụ: vì tự vệ, A đâm chết B. Tuy nhiên, mối quan hệ nhân quả giữa lỗi của B (tấn công A) không là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của B. Hiện nay tồn tại 3 quan điểm về mức độ bồi thường ở Đ613. Tuy nhiên, tinh thần của luật pháp (ý chí của nhà nước) là bồi thường toàn bộ.

LIÊN HỆ LUẬT LONG VIỆT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN THEO CÁC ĐỊA CHỈ SAU

– Tầng 2 (phòng cộng đồng), tòa nhà B10A Nam Trung Yên, đường Nguyễn Chánh, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 

Email : luatlongviet@gmail.com

– Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.

Email: luatlongviet2@gmail.com

– Điện thoại tư vấn trực tiếp: 0914 377 437

Tư vấn viên : Đào Hoàng Anh

Liên hệ
icon-zalo