• 16-07-2020
  • 1415 Lượt xem

Quy định của pháp luật về chi nhánh và địa điểm kinh doanh 

Một trong các phương thức mà doanh nghiệp hiện nay mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như mô hình kinh doanh là thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Trong bài viết này Luật Long Việt sẽ chỉ ra sự khác nhau để Quý độc giả có thể lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu 

Khái niệm 

  • Căn cứ theo khoản 1 điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền” 
  • Căn cứ theo khoản 3 điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 “Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh” . Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể nằm ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. 

chi nhánh và địa điểm kinh doanh

So sánh chi nhánh và địa điểm kinh doanh 

Nội dung Chi nhánh Địa điểm kinh doanh
Hoạt động kinh doanh Được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký. Được đăng ký một số ngành nghề công ty đăng ký.

 

Con dấu, giấy phép hoạt động Có con dấu riêng;

Có giấy chứng nhận hoạt động riêng.

Không có dấu riêng;

Có Giấy chứng nhận hoạt động riêng.

Về đặt tên Tên Chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện Không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh
Ký kết hợp đồng

Xuất hóa đơn

Được phép ký hợp đồng kinh tế;

Được phép sử dụng và xuất hóa đơn.

Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;

Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.

Mã số thuế Có mã số thuế riêng 13 số. Chi nhánh kê khai thuế theo mã số thuế chính là mã số chi nhánh ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Không có mã số thuế riêng.

Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh.

Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính, Địa điểm phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại Cục thuế nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.

Hạch toán  thuế Chi nhánh được lựa chọn hình thức Hạch toán độc lập hoặc Phụ thuộc.

 

Hạch toán phụ thuộc vào công ty, hình thức kê khai thuế tập chung.

 

Các loại thuế phải nộp Thuế môn bài

Thuế Giá trị gia tăng

Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế môn bài

 

Thủ tục thành lập, thay đổi đăng ký kinh doanh. Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh.

Thay đổi địa chỉ khác quận phải làm thủ tục xác nhận thuế trước khi thay đổi địa chỉ trên Giấy chứng nhận.

Hồ sơ thành lâp đơn giản;

Khi thay đổi địa chỉ không phải làm thủ tục xác nhận thuế.

  • Nếu nhu cầu của Công ty muốn mở một cơ sở kinh doanh nhiều lĩnh vực, có thể ký hợp đồng, xuất hoá đơn cho khách hàng, cơ sở hoạt động ở các tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố nơi trụ sở chính của Công ty thì nên chọn thành lập chi nhánh; 
  • Nếu như cầu của Công ty muốn mở kinh doanh chuyên biệt về một lĩnh vực, muốn lựa chọn thủ tục và hoạt động đơn giản, cơ sở hoạt động trong cùng tỉnh thành phố nơi có trụ sở chính của Công ty thì nên chọn địa điểm kinh doanh. 

HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ

Văn phòng 1 : Tầng 1, 2 (phòng cộng đồng) tòa nhà B10A Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email : luatlongviet@gmail.com

Văn Phòng 2 : Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.

Email : luatlongviet2@gmail.com.

Điện thoại: 0914 377 437 *** 0914 347 724 *** 0913 984 083

*** Website: luatlongviet.com ***

Tư vấn viên: Đào Hoàng Anh

Liên hệ
icon-zalo