• 18-03-2020
  • 1061 Lượt xem

Quy định giải quyết thôi việc với công chức, viên chức

Theo thống kê thì công chức, viên chức thường có các công việc ổn định, tỉ lệ xin thôi việc khá thấp và mức lương tăng đều. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có khá nhiều công chức, viên chức xin nghỉ việc với muôn vàn lí do. Vậy các trình tự, thủ tục để giải quyết với việc công chức, viên chức xin nghỉ việc thế nào?

1. Đối với công chức 

– Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc các trường hợp sau: 

  • Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý 
  • Do sắp xếp tổ chức

– Theo quy định tại khoản 3 điều 58 Luật Cán bộ 2008 thì công chức xin nghỉ việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét. Trong thời hạn 30 ngày thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lí do, trường hợp chưa có sự đồng ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì sẽ không được hưởng chế độ thôi việc, có thể bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định pháp luật

– Không giải quyết thôi việc đối với nữ công chức đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi (trừ trường hợp theo nguyện vọng), không giải quyết thôi việc với công chức đang trong thời kỳ xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự 

– Các trường hợp không giải quyết thôi việc 

  • Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi xét tuyển; 
  • Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm cá nhân đối với cơ quan, đơn vị;

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định thôi việc được ban hành, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải thanh toán trợ cấp thôi việc đối với công chức.

giải quyết thôi việc với công chức viên chức

2. Đối với viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày, trường hợp nghỉ do ốm đau hoặc tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo ít nhất trước 03 ngày; 

– Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a,b,c,đ,e khoản 5 Điều 29 Luật viên chức 2010; 

– Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau: 

  • Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ; 
  • Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 điều 57 của Điều 29 Luật viên chức 2010 
  • Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền 
  • Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lí do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí làm việc mà viên chức đang đảm nhiệm không còn.

– Đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau: 

  • Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép; 
  • Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 điều 29 Luật viên chức 2010; 
  • Viên chức nữ đang trong thời kỳ mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động. 

Tư vấn viên: Đào Hoàng Anh

Liên hệ
icon-zalo