Trong một vụ án hình sự chúng ta thường nghe tới cụm từ “tại ngoại”, vậy tại ngoại nghĩa là gì? Cũng như điều kiện và trình tự thủ tục xin tại ngoại như thế nào?
Thứ nhất, tại ngoại là hình thức áp dụng đối với các đối tượng đang có quyết định điều tra của cơ quan điều tra nhưng không bị tạm giam
Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã nêu rõ thủ tục bảo lãnh cho bị can, bị cáo về mặt pháp lý, hay còn gọi là bảo lãnh tại ngoại. Bị can, bị cáo được tại ngoại nhưng khi cơ quan điều tra triệu tập để giải quyết vụ án thì bắt buộc phải có mặt, nếu Toà án tuyên bố có tội thì phải chịu hình phạt theo quy định pháp luật.
Về điều kiện, thủ tục xin tại ngoại
– Người đứng ra nhận bảo lãnh:
- Cơ quan, tổ chức muốn bảo lãnh cho thành viên của cơ quan, tổ chức của mình thì phải có giấy xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và giấy cam đoan là người này không bỏ trốn hay phạm thêm tội trong thời gian tại ngoại;
- Cá nhân có thể thực hiện bảo lãnh cho người thân và yêu cầu phải có ít nhất 02 người bảo lãnh trở lên. Cá nhân bảo lãnh cho người thân phải làm giấy cam đoan với cơ quan điều tra và có xác nhận của UBND xã, phường nơi cư trú hoặc làm việc.
- Người đứng ra nhận bảo lãnh phải cam đoan bị can, bị cáo được bảo lãnh không bỏ trốn tại nơi cư trú cũng như không phạm thêm tội mới, phải phối hợp với cơ quan điều tra, không tiêu huỷ các tang chứng, vật chứng,…
– Người được bảo lãnh:
- Cơ quan thẩm quyền sẽ xem xét về tính chất, mức độ và hành vi phạm tội của người được bảo lãnh như với những tội ít nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo có nhân thân tốt, nơi cư trú sinh sống ổn định, tích cực phối hợp với cơ quan điều tra trong công tác phá án,..
- Trường hợp các cơ quan, cá nhân bảo lãnh mà để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hay vi phạm vào các điều đã cam đoan thì tuỳ vào mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Thủ tục bảo lãnh
- Bước 1: Người bảo lãnh, bị can bị cáo viết giấy cam đoan theo thủ tục;
- Bước 2: Cơ quan thẩm quyền xem xét tình trạng và hồ sơ của người bão lãnh, bị can bị cáo, nếu đủ điều kiện thì ra quyết định bảo lãnh;
- Bước 3: Nhận giấy ra quyết định bảo lãnh tại nơi tạm giam.
- Thời hạn bảo lãnh cho các bị can, bị cáo không quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử. Người bị kết án phạt tù thì thời hạn bảo lãnh tại ngoại không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó chấp nhận lệnh phạt tù.
HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ️
– Văn phòng 1 : Tầng 2 (phòng cộng đồng) tòa nhà B10A Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email : luatlongviet@gmail.com
– Văn Phòng 2 : Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.
Email : luatlongviet2@gmail.com.
– Điện thoại: 0914 377 437 *** 0914 347 724 *** 0913 984 083
*** Website: https://luatlongviet.com/ ***
Tư vấn viên : Đào Hoàng Anh