• 11-08-2020
  • 1028 Lượt xem

Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo quy định của pháp luật

Các hoạt động xét xử vụ án hình sự hiện nay đang được quy định như thế nào? 

Luật sư tư vấn 

  • Điều 338 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thông báo cho đương sự về việc kháng cáo như sau: 

Điều 338. Thông báo về việc kháng cáo, gửi quyết định kháng nghị

1. Việc kháng cáo phải được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu của người kháng cáo.

2. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, gửi quyết định kháng nghị cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị. Viện kiểm sát đã kháng nghị phải gửi quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát khác có thẩm quyền kháng nghị.

3. Người tham gia tố tụng nhận được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.

– Điều 332 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc giải quyết kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm như sau: 

Điều 332. Thủ tục kháng cáo

1. Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.

Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.

Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.

2. Đơn kháng cáo có các nội dung chính:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

b) Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;

c) Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;

d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

3. Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.

thủ tục xét xử vụ án hình sự

Về thời hạn giải quyết phúc thẩm 

Theo Điều 242 Bộ luật Tố tụng hình sự về “Thời hạn xét xử phúc thẩm”

Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên toà phúc thẩm trong thời hạn sáu mươi ngày; Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày mở phiên toà, Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian, địa điểm xét xử phúc thẩm vụ án.”

Như vậy, nếu Tòa án tỉnh/thành phố xử phúc thẩm bản án sơ thẩm của Tòa án quận/huyện thì thời hạn mở phiên tòa phúc thẩm là 60 ngày; Nếu Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xử phúc thẩm bản án sơ thẩm của Tòa tỉnh/thành phố thì thời hạn là 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

Ngày nhận hồ sơ vụ án là ngày mà Tòa án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ lên Tòa cấp trên để xem xét.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã bổ sung thêm những quy định mới để đảm bảo rõ ràng, chi tiết về các thủ tục liên quan đến xét xử phúc thẩm như: liệt kê các quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị; nội dung của đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị; thời điểm tính ngày kháng cáo; thủ tục tiếp nhận và xử lý kháng cáo; sửa đổi quy định về xử lý đơn kháng cáo quá hạn; về thụ lý vụ án; chuyển hồ sơ vụ án cho VKS; về các trường hợp thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị; về Toà án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm; về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm; các trường hợp còn thời hạn tạm giam bị cáo mà xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam hoặc đã hết thời hạn tạm giam bị cáo theo quyết định tạm giam của Toà án cấp sơ thẩm. 

Bên cạnh đó, Bộ luật còn bổ sung thêm quy định về trường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm: trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, Kiểm sát viên có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Trong trường hợp này, Tòa án cấp phúc thẩm phải ra quyết định đình chỉ  xét xử phúc thẩm đối với vụ án. Nếu người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị và xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Tòa án cấp phúc thẩm quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã rút. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước phiên tòa do Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định. Vấn đề này đã từng được quy định trong BLTTHS 2003, tuy nhiên nằm trong điều luật quy định bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo kháng nghị, mặt khác trong điều luật về thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm không có quy định về thẩm quyền đình chỉ việc xét xử phúc thẩm mà chỉ có trường hợp hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Để đảm bảo cụ thể và sự chặt chẽ, cùng với việc dành một điều luật quy định rõ về trường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm, BLTTHS 2015 còn bổ sung trường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm trong điều luật quy định về quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm (Điều 355).

HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ

Văn phòng 1 : Tầng 1, 2 (phòng cộng đồng) tòa nhà B10A Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email : luatlongviet@gmail.com

Văn Phòng 2 : Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.

Email : luatlongviet2@gmail.com.

Điện thoại: 0914 377 437 *** 0914 347 724 *** 0913 984 083

*** Website: luatlongviet.com ***

Tư vấn viên: Đào Hoàng Anh

Liên hệ
icon-zalo