• 03-05-2021
  • 665 Lượt xem

Tội bắt, giữ người trái phép

Gần đây, trên báo có đăng bài về việc “chồng đi làm ăn xa thì vợ ở nhà có ngoại tình. Đến khi ông chồng về bắt quả tang thì tự ý trói, giam cặp tình nhân trên lại và không đưa lên cơ quan có thâm quyền để xử lý theo pháp luật”. Hành vi của ông chồng có được coi là bắt, giữ người trái pháp luật hay không? Dấu hiệu pháp lý như thế nào?

1. Bắt giữ người trái pháp luật?

Bắt, giữ người trái pháp luật là hành vi ngăn cản, tước đoạt sự tự do dịch chuyển thân thể của người khác trái với quy định của pháp luật.

2. Cấu thành tội phạm tội bắt giữ người trái pháp luật

2.1: Chủ thể tội phạm

Những người đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

2.2: Mặt khách thể tội phạm

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

Đối tượng tác động của tội phạm là con người

2.3: Mặt khách quan tội phạm

Bắt, giữ, giam người trái pháp luật là những trường hợp:

– Hành vi của người không có thẩm quyền về bắt, giữ, giam người

– Hành vi của cán bộ Công an, Kiểm sát, Tòa án bắt, giữ hoặc giam người không có quyết định hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền

– Bắt người trái pháp luật: Hành vi bắt người mà không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không thuộc trường hợp phạm tội quả tang, không thuộc trường hợp bắt người có lệnh truy nã hoặc tuy có lệnh của những người có thẩm quyền nhưng việc tiến hành bắt không đúng thủ tục như bắt người vào ban đêm (sau 22 giờ) mà không thuộc trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang. Hình thức bắt có thể là dùng vũ lực như trói, khóa tay hoặc đe dọa dùng vũ lực buộc người bị bắt phải đến nơi mà người phạm tội đã chọn.

– Giữ người trái pháp luật là hành vi ra lệnh tạm giữ người không đúng với quy định của pháp luật; giữ người không có lệnh của người có thẩm quyền; giữ người quá hạn; giữ người thuộc trường hợp không được tạm giữ.

– Giam người trái pháp luật là hành vi ra lệnh tạm giam người không đúng với quy định của pháp luật; giam người không có lệnh của người có thẩm quyền; giam người quá hạn; giam người thuộc trường hợp không được tạm giam.

Như vậy, Chỉ những người quy định tại điều 113 BLTTHS 2015 mới có thảm quyền bắt tạm giam, tạm giữ theo trình tự thủ tục pháp luật.

2.4: Mặt chủ quan tội phạm

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của bản thân là trái pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện. Người phạm tội có thể thực hiện hành vi phạm tội với động cơ, mục đích khác nhau. Động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

tội bắt giữ người trái phép

3. Quy định pháp luật đối với tội bắt giữ người trái pháp luật

Tội này được chia ra làm 3 khung hình phạt cụ thể như sau:

Theo quy định tại điều 157 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Theo khoản 1 thì “Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Theo khoản 2 thì được quy định cụ thể về các trường hợptăng nặng hình phạt có thể lên đến phạt tù từ 02 đến 07 năm

“a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với người đang thi hành công vụ; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Đối với 02 người trở lên; e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn; h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.”

Theo khoản 3 thì Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

“a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát; b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam; c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.”.

Tại khoản 4 điều này có quy định hình phạt bổ sung

Ngoài việc phải chịu hình phạt chihs quy định tại khoản 1, 2, 3 thì người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là một số thông tin mà VPLS Long Việt muốn cung cấp đến quý độc giả. Hy vọng bài viết hữu ích với quý độc giả!

Liên hệ
icon-zalo