Hiện nay, hành vi trộm cắp tài sản như ví tiền, xe máy, điện thoại,… xảy ra khá phổ biến bởi những kẻ trộm tinh vi, thực hiện nhiều lần và cực kỳ chuyên nghiệp. Vậy phải chăng do pháp luật quy định hình phạt còn chưa đủ nặng, chưa đủ tính răn đe nên những kẻ này mới ngang nhiên trộm cắp tài sản của người khác. Tham khảo bài viết dưới đây để biết pháp luật quy định về tội trộm cắp tài sản như thế nào, quy định mức phạt ra sao.
1. Thế nào là hành vi trộm cắp tài sản?
Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tái mà người khác sở hữu hoặc quản lý. Người phạm tội luôn có ý thức che dấu, cách thức thực hiện hành vi không để ai biết.
2. Yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản
a) Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản
Hành vi khách quan: trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khắc bằng thủ đoạn lén lút, lợi dụng sơ hở, sự thiếu cảnh giác của người bị hại để thực hiện ý đồ của mình. Đặc điểm nổi bật của hành vi này là luôn lén lút, che dấu không để ai phát hiện. Lựa chọn thời điểm thực hiện hành vi thường là lúc vẳng vẻ, khi người bị hại thiếu cảnh giác.
Ví dụ: như hiện nay việc trộm cắp xe máy xảy ra thường xuyên, kẻ trộm thường chọn thời gian vào lúc buổi trưa khi các nhà đóng gửi đi nghỉ trưa, xe máy dựng trên vỉa hè, kẻ trộm phá khóa, bẻ khóa và trộm xe đi mất. Hoặc thời điểm đêm, rạng sáng, ở các vùng nông thôn, kẻ trộm có thể bẻ khóa vào nhà dắt xe đi trong khi chủ nhà ngủ say.
Hậu quả của tội phạm này là gây thiệt hại về tài sản cho người bị hại. Đây là dấu hiệu bắt buộc phải của tội trộm cắp tài sản. Nếu một người đã lén lút, lập kế hoạch định trộm cắp tài sản của người khác nhưng chưa thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản mà bị phát hiện thì chưa cấu thành tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 trên. Tuy nhiên, người phạm tội đã có hành vi dịch chuyển tài sản ra khỏi vị trí ban đầu của nó thì sẽ bị truy tố về tội trộm cắp tài sản dù mục đích chiến đoạt tài sản có đạt được hay không.
b) Mặt chủ quan
Người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với lỗi cố ý. Mục đích là nhằm chiếm đoạt tái sản của người khác khi họ sở hữu hoặc quản lý.
c) Khách thể
Khách thể của tội trộm cắp tài sản là quền sở hữu tài sản của người khác đối với tài sản bị trộm.
d) Chủ thể
Chủ thể thực hiện hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (đủ tuổi, có năng lực hành vi dân sự). Theo quy định tại Điều 12, Điều 173 Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo khoản 3, 4 điều 173 Bộ luật Hình sự; đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với cả những hành vi thuộc khoản 1, 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự.
3. Căn cứ pháp lý của tội trộm cắp tài sản
Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Luật Hình sự 2005 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Như vậy, việc áp dụng khung hình phạt nào phụ thuộc vào hành vi thực tế của người phạm tội, hậu quả hành vi phạm tội gây ra; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.