• 11-11-2019
  • 1276 Lượt xem

Thủ tục pháp lý, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Luật Long Việt thường nhận từ khách hàng những câu hỏi: Những ai có quyền được tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam? Hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Những câu hỏi liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã được đội ngũ luật sư của Luật Long Việt nghiên cứu và tư vấn như sau: 

♦ Cơ sở pháp lý 

  • Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ do Văn phòng Quốc hội ban hành. 
  • Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. 
  • Thông tư số 263/2016/TT-BTC của Bộ tài chính: Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp. 

1. Những ai sẽ có quyền được tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, chủ thể được tiến hành đăng ký nhãn hiệu bao gồm cả cá nhân, công ty. Trong đó, bao gồm cá nhân, công ty là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Nếu như cá nhân, công ty Việt Nam có thể tự mình đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ để thực hiện đăng ký nhãn hiệu thì đối với cá nhân, công ty nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thì buộc phải tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các công ty đại diện Sở hữu trí tuệ như Luật Long Việt. 

Lưu ý: Nhãn hiệu mặc dù đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhưng nếu không được sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục sẽ thì bị chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực. 

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định tại Điều 72, 73, 74 Luật sở hữu trí tuệ, cụ thể, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

2. Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá bao gồm những gì?

  1. 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số 04-NH), Phụ lục A của thông tư 01/2007/TT-BKHCN; 
  2. Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu
  3. Chứng từ nộp phí, lệ phí 

Nơi nộp và xử lý hồ sơ: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam 

Xem thêm >>> Thủ tục cần thiết để chuyển nhượng nhãn hiệu

3. Quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá:

  • Bước 1: Thẩm định hình thức. Bước này sẽ là khâu đánh giá tính hợp lệ của đơn theo yêu cầu về hình thức, đối tượng loại trừ, quyền nộp đơn, từ đó sẽ kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn. Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp sẽ tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ
  • Bước 2: Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
  • Bước 3: Thẩm định nội dung. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Lưu ý: Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. 

4. Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu của LUẬT LONG VIỆT:

  • Chúng tôi sẽ tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
  • Chúng tôi sẽ tư vấn về tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu; 
  • Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ – Chi phí độc lập;
  • Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ với Luật Long Việt để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết về khai hồ sơ, cách phân nhóm nhãn hiệu, các thủ tục liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký nhãn hiệu. Chúng tôi rất hân hạnh được giải đáp các thắc mắc của quý khách hàng. 

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ TRỌN GÓI: Văn phòng Luật sư Long Việt

– Văn phòng 1: Tầng 2 (phòng cộng đồng), tòa nhà B10A Nam Trung Yên, đường Nguyễn Chánh, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Email : luatlongviet@gmail.com

– Văn phòng 2: Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội. Email: luatlongviet2@gmail.com

– Điện thoại tư vấn trực tiếp: 0914 377 437 – 0914 347 724 – 0913 984 083

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Tư vấn viên : Đào Hoàng Anh

Liên hệ
icon-zalo