Thời nay xã hội văn minh, tiên tiến , phát triển nhiều hơn trước, tuy nhiên một số người vẫn còn tồn tại tư tưởng lạc hậu, cổ hủ như “ nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” nghĩa là “ một người con trai coi như có, mười người con gái thì cũng như không’, họ nghĩ chỉ có con trai mới theo họ cha và thờ cúng tổ tiên, còn con gái thì không được , có con gái thì sau này nó đi lấy chồng rồi sinh con, con của nó cũng lấy họ của người chồng.
Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, lạc hậu và không đúng quy định của pháp luật hiện hành, thời đại này nam nữ là bình đẳng nên không có chuyện sinh con ra là toàn lấy họ cha mà không có quyền theo họ mẹ, có thể lấy cả họ của cha và mẹ do 2 bên thỏa thuận.
Bởi vậy , cháu ngoại có thể mang theo họ của ông ngoại hoặc bà ngoại là hết sức bình thường, có nhiều trường hợp các mẹ sinh con đơn thân nên các ông cha, bà mẹ đơn thân cũng như sinh toàn con gái không hề sợ mình sẽ không có cháu theo họ mình.
Con khai sinh mang họ mẹ được không?
Về vấn đề này được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 26 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ tại Khoản 1 Điều 4 của nghị định nêu trên , con có thể khai sinh theo họ của mẹ nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán.
Thế nên nhằm đảm bảo sự bình đẳng của nam và nữ, sự ngang nhau của vợ và chồng khi sinh con thì vợ chồng nên thỏa thuận việc chọn họ cho con, tránh trường hợp người chồng tự quyết buộc con phải theo họ cha, trường hợp vợ chồng có hai đứa con thì một đứa theo họ mẹ và đứa kia lấy họ cha là công bằng nhất cho mọi người.
Nhiều trường hợp chưa xác định được cha của đứa bé là ai thì đưá bé đương nhiên lấy theo họ mẹ tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ- CP, phần ghi về bố trong Giấy khai sinh của con được bỏ trống. Bởi vậy, con sinh ra thì khả năng lấy theo họ của mẹ cao hơn theo họ của cha.
Tư vấn viên : Tạ Thị Thu Trang