Trong xã hội hiện nay việc vay nợ và bị các đối tượng cho vay gây sức ép với gia đình là không hiếm gặp. Trong bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc và vấn đề pháp lý xung quanh chủ đề này
Căn cứ pháp lý
– Căn cứ theo điều 370 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự:
“1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.”
– Hình thức chuyển giao nghĩa vụ dân sự được thể hiện bằng lời nói hoặc văn bản. Như vậy nếu con cái của người vay nợ và người cho vay nợ có đủ căn cứ để ràng buộc nghĩa vụ trả nợ thì có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo quy định trên. Sau khi đã chuyển giao nghĩa vụ dân sự, mọi trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về con của người vay nợ.
– Nếu bên cho vay nợ gây sức ép đến con cái khi cha, mẹ vay nợ hay ngược lại mà không có quy định về việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự là trái pháp luật và hoàn toàn có thể tố cáo tới công an, viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác để bảo vệ quyền lợi cho bản thân.
– Nếu người vay nợ không có khả năng trả nợ đúng thời hạn thì có thể thông báo cho bên vay, không bỏ trốn hoặc thực hiện các hành vi tương tự để nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì có thể giải quyết theo con đường dân sự. Nếu bên cho vay nợ muốn đòi tiền thì họ phải làm đơn khởi kiện ra Toà án nhân dân để đòi tiền.
– Trong trường hợp phát hiện ra các đối tượng cho vay nợ cố tình gây sức ép lên gia đình của người vay một cách trái pháp luật thì gia đình hoàn toàn có thể tố giác tội phạm với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 144,145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.”
– Hợp đồng cho vay cũng phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện về giao dịch dân sự và phải giao kết trên tinh thần tự nguyện, không bị đe doạ bằng vũ lực.
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LONG VIỆT
Địa chỉ:
- Tầng 1, tòa nhà B10A Nam Trung Yên, đường Nguyễn Chánh, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại tư vấn trực tiếp: 0914 377 437
- Email: luatlongviet@gmail.com
- Website: https://luatlongviet.com/
Tư vấn viên : Đào Hoàng Anh