• 29-10-2019
  • 690 Lượt xem

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Vậy đăng ký kiểu dáng công nghiệp như thế nào?

1. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

 * Có tính mới

Kiểu dáng công nghiệp được xem là có tính mới khi kiểu dáng công nghiệp đó có sự khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp đã được công khai sử dụng, hay được mô tả bằng văn bản hoặc bằng các hình thức khác trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên. Cụ thể:

– Hai kiểu dáng công nghiệp được xem là có sự khác biệt  khi có 1 điểm tạo dáng cho phép chúng ta nhân biết và ghi nhớ nó.

– Kiểu dáng công nghiệp được xem là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

 * Có tính sáng tạo:

Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp được căn cứ vào kiểu dáng công nghiệp đã được công khai sử dụng, hay được mô tả bằng văn bản hoặc bằng các hình thức khác trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng kí được hưởng quyền ưu tiên.

 * Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được coi có khả năng áp dụng trong công nghiệp khi nó có thể dùng mẫu để sản xuất hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hay thủ công.

 

đăng ký kiểu dáng công nghiệp

 

2. Các đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có; ví dụ hình tròn của quả bóng đá…

– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

3. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

* Hồ sơ chuẩn bị bao gồm :

– 02 Tờ khai đăng kí kiểu dáng công nghiệp mẫu số 03-KDCN  Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

– 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp gồm có:

+ Tên kiểu dáng công nghiệp;

+ Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;

+ Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;

+ Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;

+ Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;

+ Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

– 04 bộ ảnh chụp/ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp

– Chứng từ nộp phí, lệ phí

=> Thời hạn giải quyết thủ tục đăng kí kiểu dáng công nghiệp

– Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nhận đơn đăng kí

– Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: 06 tháng từ ngày công bố đơn

Văn phòng Luật Sư Long Việt chuyên tư vấn, soạn thảo, nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:

Tư vấn khả năng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

– Hỗ trợ khách hàng tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp

– Soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ đăng kí kiểu dáng công nghiệp

– Theo dõi đơn đã đăng kí và tiến hành các thủ tục pháp lí trong trường hợp đơn bị sửa đổi, bổ sung, từ chối, phản đối hoặc bị bên thứ ba khiếu nại

– Gia hạn văn bằng bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp.

HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ☎️
——————————————————————————————–
Văn phòng 1 : Tầng 2 (phòng cộng đồng) tòa nhà B10A Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email : luatlongviet@gmail.com
—————————————————————————
Văn Phòng 2 : Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.
Email : luatlongviet2@gmail.com.
Điện thoại: 0914 377 437 *** 0914 347 724 *** 0913 984 083

*** Website: luatlongviet.com ***

Tư vấn viên : Hồ Thị Thủy

Liên hệ
icon-zalo