Hiện nay thì mỗi doanh nghiệp đều dù lớn hay nhỏ đều có một thương hiệu riêng để khẳng định tên tuổi cũng như để phân biệt các doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp khác nhau. Trong bài viết này đội ngũ chuyên gia tư vấn của Luật Long Việt sẽ giúp mọi người nắm rõ hơn về những quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu.
1. Phân biệt hai khái niệm “thương hiệu” và “nhãn hiệu”
- “Thương hiệu” là một dấu hiệu hữu hình hoặc vô hình có tác dụng nhận biết một sản phẩm hoặc một dịch vụ được cá nhân, tổ chức sản xuất, cung cấp;
- Quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu là các quyền được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Đó là quyền được bảo hộ về nhãn hiệu.
2. Luật sư tư vấn
- Dựa theo các căn cứ pháp lý của Luật sở hữu trí tuệ 2005, Bộ luật hình sự 2015, Bộ luật dân sự 2015 thì xâm phạm quyền sở hữu về thương hiệu bao gồm các hình thức xử phạt sau: xử phạt vi phạm hành chính, khởi kiện ra Toà án Dân sự và bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các hình thức xử phạt: Phạt tiền, tịch thu, tiêu huỷ tang vật, phương tiện vi phạm, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam các hàng hoá nhập khẩu mà có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu;
- Khi cá nhân, tổ chức có thương hiệu được bảo hộ bị xâm phạm bởi các hành vi của các cá nhân, tổ chức khác thì có thể sử dụng các phương thức dân sự để đòi lại quyền lợi của mình như: thoả thuận với cá nhân, tổ chức vi phạm để xin lỗi công khai, không đưa các sản phẩm vi phạm ra ngoài thị trường, và bồi thường thiệt hại, khởi kiện ra toà án nhân dân cấp quận, huyện nơi cá nhân, tổ chức vi phạm cư trú để yêu cầu họ thực hiện một số nghĩa vụ: cải chính các sản phẩm, hàng hoá, buộc chấm dứt các hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác;
- Bên cạnh các biện pháp về xử lí hành chính, dân sự thì còn căn cứ vào mức độ nghiêm trọng, hậu quả của hành vi vi phạm thì sẽ xem có đủ yếu tố cấu thành để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.
- Các cá nhân, tổ chức có thương hiệu bị xâm phạm còn có thể yêu cầu cơ quan hải quan hoặc các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu;
HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ
——————————————————————————————–
Văn phòng 1 : Tầng 2 (phòng cộng đồng) tòa nhà B10A Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email : luatlongviet@gmail.com
Văn Phòng 2 : Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.
Email : luatlongviet2@gmail.com.
Điện thoại: 0914 377 437 *** 0914 347 724 *** 0913 984 083
*** Website: luatlongviet.com ***
Tư vấn viên : Đào Hoàng Anh