• 11-11-2019
  • 870 Lượt xem

Khởi kiện tranh chấp dân sự

Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự sẽ được hướng dẫn, tư vấn và cung cấp dịch vụ tố tụng tại VPLSLV bao gồm các bước và nội dung cụ thể về điều kiện khởi kiện, thu thập thông tin chứng cứ, nộp hồ sơ khởi kiện và tham gia tố tụng và các nội dung khác có liên quan trong quá trình tố tụng như sau :

1. Cơ sở pháp lý

–  Bộ luật dân sự 2015

–  Bộ luật tố tụng dân sự 2015

–  Văn bản hướng dẫn luật

2. Tranh chấp dân sự là gì ?

Tranh chấp dân sự được hiểu là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.

Các loại tranh chấp dân sự thường gặp là tranh chấp quyền sở hữu tài sản thừa kế, tài sản ly hôn, tranh chấp dân sự liên quan đến hợp đồng, các quy định trong hợp đồng, tranh chấp dân sự liên quan đến quyền và lợi ích của một cá nhân hay tập thể …Trong trường hợp tranh chấp dân sự thì chủ thể các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết bằng con đường tố tụng dân sự. 

Khi tranh chấp dân sự không thể thỏa thuận được thì chủ thể các bên trong tranh chấp sẽ tiến hành khởi kiện vụ án tranh chấp dân sự ra Toà án có thẩm quyền. Vậy khởi kiện vụ án tranh chấp dân sự là gì?

Khởi kiện vụ án tranh chấp dân sự là việc người có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét, giải quyết và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Một số tranh chấp dân sự thường gặp như: hôn nhân gia đình, lao động. thừa kế, tranh chấp đất đai,kinh doanh thương mại,…

khởi kiện vụ án dân sự

3. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự

Để khởi kiện vụ án dân sự thì phải thoả mãn đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

a) Điều kiện về chủ thể khởi kiện vụ án dân sự

Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Để khởi kiện vụ án dân sự, người khởi kiện phải đáp ứng được các điều kiện sau:

– Người khởi kiện phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự

– Người khởi kiện phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp về vụ việc mình muốn khởi kiện ví dụ như: người đó tham gia vào quan hệ hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, đất đai …..

– Chủ thể khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì chỉ có cá nhân, cơ quan tổ chức có quyền và lợi ích bị xâm phạm mới có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật.

b) Điều kiện về thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

Vụ án được khỏi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tòa án chỉ giải quyết các vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, và tòa án cũng có trách nhiệm xác định đó là loại tranh chấp đó thuộc tranh chấp gì: dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại….

c) Điều kiện về thời hiệu khởi kiện

Để khởi kiện vụ án dân sự thì phải đáp ứng thời hiệu khởi kiện theo quy định, Tòa án chỉ xem xét đối với những trường hợp khởi kiện vẫn còn thời hiệu khởi kiện.

Thời hiệu khởi kiện là: Thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong các tranh chấp dân sự như các tranh chấp về hôn nhân gia đình, Lao động, kinh doanh thương mại…Hết thời hạn theo quy định thì chủ thể mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. ( Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

d) Sự việc này chưa được giải quyết bằng một bản án hay một quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Để khởi kiện vụ án tranh chấp dân sự thì người khởi kiện phải chắc chán tranh chấp này chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.

4. Trình tự thủ tục khởi kiện vụ án dân sự

–  Chủ thể viết đơn khởi kiện vụ án dân sự, kèm theo các tài liệu chứng cứ chứng minh;

–  Gửi đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu chứng cứ, chứng minh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

–  Tòa án tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện;

–  Tòa án thụ lý và phân công thẩm phán giải quyết vụ việc;

–  Tòa án tổ chức hòa giải và chuẩn bị xét xử;

–  Tòa án xét xử sơ thẩm;

–  Tòa án xét xử phúc thẩm nếu có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm;

–  Tòa án xét xử giám đốc thẩm nếu có kháng nghị yêu cầu giám đốc thẩm và có căn cứ cho yêu cầu này

Văn Phòng Luật Sư Long Việt chuyên:

– Tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện, trình tự thủ tục nộp đơn khởi kiện tại Toà án

– Tư vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ khởi kiện

– Hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ có lợi trong quá trình khởi kiện

– Tham gia với tư cách là người đại diện theo uỷ quyền  của khách hàng khi làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân

– Đại diện tham gia tố tụng tại phiên toà với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng

– Hướng dẫn khách hàng bản án sơ thẩm, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm bản án đã có hiệu lực của toà án

HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ☎️
——————————————————————————————–
Văn phòng 1 : Tầng 2 (phòng cộng đồng) tòa nhà B10A Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email : luatlongviet@gmail.com
—————————————————————————
Văn Phòng 2 : Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.
Email : luatlongviet2@gmail.com.
Điện thoại: 0914 377 437 *** 0914 347 724 *** 0913 984 083

*** Website: luatlongviet.com ***

Tư vấn viên : Hồ Thị Thủy

Liên hệ
icon-zalo