1. Nhãn hiệu là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2019 có định nghĩa:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Theo đó nhãn hiệu sẽ được thể hiện dưới dạng là hình ảnh, chữ cái, từ ngữ, ký tự, màu sắc,… hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó để tạo nên một tổng thể có thể nhận biết và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Việc cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu cho hành hóa, dịch vụ của mình là ngoài mục đích giúp người tiêu dùng nhận biết mặt hàng họ đang sử dụng là của ai, còn tạo ấn tượng cho khách hàng, giúp chủ thể kinh doanh dễ dàng hơn trong việc xây dựng thương hiệu riêng trong mắt người tiêu dùng.
2. Đăng ký nhãn hiệu như thế nào?
a) Điều kiện nhãn hiệu được bảo hộ
Để nhãn hiệu được bảo hộ, chủ đơn phải đảm bảo nhãn hiệu thỏa mãn hai điều kiện sau:
Thứ nhất, nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thất được, được thể hiện bằng hình ảnh, từ ngữ, chữ cái, ký tự, màu sắc,… hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó. Tuy nhiên, không phải cứ là chữ cái, hình ảnh là đều được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu, pháp luật có quy định các trường hợp dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu tại Điều 73 Luật này, đó là:
“1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.”
Thứ hai, nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Mục đích chủ thể sản xuất, kinh doanh sáng tạo ra nhãn hiệu của mình là dùng để phân biệt với các chủ thể khác và giúp người tiêu dùng nhận biết được nhãn hiệu của họ. Nếu nhãn hiệu không có khả năng phân biệt, thì việc tạo ra nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ sẽ không đặt được mục đích ban đầu của nhãn hiệu. Do đó, khả năng phân biệt là vô cùng qua trọng đối với nhãn hiệu đăng ký bảo hộ và là yếu tố chính quyết định cơ quan chắc năng có cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay không.
Theo đó, để rõ ràng nhãn hiệu như thế nào là không có khả năng phân biệt, pháp luật đã quy định chi tiết tại Điều 74 Luật này, bạn có thể tham khảo.
b) Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
* Hồ sơ gồm:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo
– Chứng từ nộp phí, lệ phí (không bắt buộc do hiện nay tại Cục sở hữu trí tuệ đã cấp hóa đơn điện tử)
* Thời gian giải quyết:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn
– Công bố đơn: 02 tháng từ ngày có quyết định chấp nhận hợp lệ
– Thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn
* Cơ quan tiếp nhận: Cục sở hữu trí tuệ (NOIP)
+ Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Văn phòng Luật Sư Long Việt chuyên tư vấn, soạn thảo, nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:
– Tư vấn khả năng bảo hộ của nhãn hiệu
– Hỗ trợ khách hàng tra cứu thông tin về nhãn hiệu
– Soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ đăng kí nhãn hiệu
– Theo dõi đơn đã đăng kí và tiến hành các thủ tục pháp lí trong trường hợp đơn bị sửa đổi, bổ sung, từ chối, phản đối hoặc bị bên thứ ba khiếu nại
– Gia hạn văn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.