• 10-12-2019
  • 1155 Lượt xem

So sánh giữa hợp đồng và bản thoả thuận

Trong cuộc sống hàng ngày và đặc biệt là giao dịch dân sự, nhiều người vẫn thấy hợp đồng và bản thoả thuận có nhiều điểm tương đồng nhưng không phải ai cũng nắm rõ được sự khác nhau giữa hai khái niệm này. Trong bài viết dưới đây, Luật Long Việt sẽ giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng xung quanh 2 khái niệm này

Thứ nhất, về khái niệm của hợp đồng và bản thoả thuận 

– Những giao dịch trong cuộc sống thường ngày như chuyển giao tài sản, mua bán, thuê mướn tài sản,.. được hình thành dựa trên thoả thuận của các bên và theo ý muốn cá nhân trên tinh thần tự nguyện. Nhưng khi đã trao đổi, thoả thuận và được pháp luật ghi nhận thì các bên tham gia buộc phải làm theo cam kết cũng như những gì đã thoả thuận từ trước. Sự thoả thuận trên chính là hợp đồng, được hình thành để nhằm thoả mãn các nhu cầu giao dịch, giao lưu dân sự. 

– Bản thoả thuận được thể hiện bằng văn bản, cũng là một dạng hình thức khác của hợp đồng để trao đổi, giao lưu về các vấn đề liên quan tới các bên tham gia. Nhưng xét trên tính chất thì bản thoả thuận thường là văn bản thực hiện để bày tỏ ý chí của một bên tham gia và được sự đồng ý của các bên còn lại. Bên tham gia phải thực hiện theo những điều đã cam kết trong bản thoả thuận. 

hợp đồng và bản thỏa thuận

Thứ hai, về mặt hình thức 

– Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng có ba dạng hình thức: 

  • Hợp đồng giao kết thông qua hình thức văn bản: Đây là dạng hợp đồng phổ biến khi giao kết các giao dịch dân sự. Các bên tham gia thể hiện ý chí, nguyện vọng, cam kết của mình dưới dạng hình thức văn bản, chữ kí để nhằm làm tăng tính tin cậy, xác thực cao. Loại văn bản này có tính pháp lý cao nên nếu có xảy ra tranh chấp thì cũng giải quyết dựa trên các cam kết mà chủ thể đã nêu. 
  • Hợp đồng giao kết thông qua lời nói: Các bên liên quan tham gia cam kết, thực hiện giao dịch dân sự bằng lời nói. Dạng cam kết này phổ biến và được thực hiện trong cuộc sống hàng ngày, thường là các giao dịch đơn giản như mua bán, tặng cho,… 
  • Hợp đồng giao kết có công chứng, chứng thực: Văn bản có sự thoả thuận của các bên sau khi được thống nhất thì sẽ đem đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành công chứng, chứng thực. Đây là loại hợp đồng mang giá trị pháp lý cao trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn. 

Thứ ba, về mặt nội dung

– Nội dung của hợp đồng và tổng hợp các điều khoản, cam kết của chủ thể khi tham gia nhằm xác định các quyền, nghĩa vụ của các bên. Nội dung của hợp đồng chủ yếu do pháp luật quy định. 

– Nội dung của bản thoả thuận do các bên cùng tiến hành trao đổi, thoả thuận, cùng kí tên và tuân thủ theo những gì đã cam kết. 

Thứ tư, về trình tự thủ tục 

– Giao kết hợp đồng sẽ gồm 3 bước là đề nghị giao kết hợp đồng, trao đổi thoả thuận về các điều khoản trong hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 

– Bản thoả thuận sẽ được tiến hành khi các bên tìm được tiếng nói chung, các bên sẽ chủ động gặp mặt, trao đổi và đưa đến quyết định cuối cùng và tuân thủ theo nội dung đã được ghi trong bản thoả thuận. 

HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ

——————————————————————————————–

Văn phòng 1 : Tầng 2 (phòng cộng đồng) tòa nhà B10A Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email : luatlongviet@gmail.com

—————————————————————————

Văn Phòng 2 : Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.

Email : luatlongviet2@gmail.com.

Điện thoại: 0914 377 437 *** 0914 347 724 *** 0913 984 083

*** Website: luatlongviet.com ***

Tư vấn viên : Đào Hoàng Anh

Liên hệ
icon-zalo