Thuế TNCN (thuế thu nhập cá nhân) là một trong những nguồn thu cực quan trong của ngân sách Nhà nước. Đây cũng là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân nhằm góp phần cho sự phát triển của đất nước.
1. Khái niệm về thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực tế của cá nhân theo từng năm, từng tháng hoặc từng lần phát sinh. Nói cách khác thì chính là khoản tiền mà người có thu nhập từ các khoản tiền lương, tiền công và thu nhập khác phải nộp vào ngân sách nhà nước.
2. Các đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân
Theo như quy định về luật thuế thu nhập cá nhân : thu nhập chịu thuế là toàn bộ khoản thu nhập hợp pháp của cá nhân.
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Thu nhập từ kinh doanh, đầu tư
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản
- Thu nhập nhận từ biếu tặng, thưởng, thừa kế
3. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
Tất cả các cá nhân cư trú và không cư trú đều thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân.
a) Cá nhân cư trú
Cá nhân cư trú phải thỏa mãn một trong hai điều kiện sau:
- Cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam có đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc có nhà thuê với hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên theo năm tính thuế.
- Cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc trong mười hai tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên ở Việt Nam.
Lưu ý:
– Cá nhân có mặt tại Việt Nam là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam
– Cá nhân có nơi ở thường xuyên ở Việt Nam nhưng thực tế lại chỉ có mặt ở Việt Nam ít hơn 183 ngày trong năm tính thuế đồng thời không chứng minh được là cá nhân cư trú của quốc gia nào thì cá nhân đó thuộc đối tượng cư trú tại Việt Nam.
b) Cá nhân không cư trú
Cá nhân không cư trú là cá nhân không thỏa mãn điều kiện cần thiết để xác định là cá nhân cư trú.
Xem thêm >>> Cách tính thuế giá trị gia tăng ( thuế GTGT)
4. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú
Số thuế phải nộp | = | Thu nhập chịu thuế | * | Thuế suất |
Trong đó:
- Thu nhập chịu thuế = Thu nhập tính thuế – các khoản giảm trừ
- Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập – các khoản được miễn thuế
a) Tổng thu nhập
Là toán bộ các khoản thu nhập mà người lao động nhận được trong kỳ tính thuế, bao gồm lương, các khoản phụ cấp, thưởng trong kỳ tính thuế đó.
b) Các khoản được miễn thuế
- Tiền phụ cấp ăn trưa, ăn ca:
- Nếu doanh nghiệp tổ chức tự nấu nướng, mua xuất ăn hay cấp phiếu ăn thì không bị giới hạn mà được miễn hết.
- Nếu doanh nghiệp chi trả trực tiếp bằng tiền cho người lao động thì chỉ được miễn tối đa 730.000đ/người/tháng.
Ví dụ: Công ty A không tổ chức nấu bữa ăn trưa cho nhân viên mà chi trả vào khoản tiền lương hàng tháng là 900.000đ thì sẽ được miến 730.000đ còn lại 170.000đ sẽ phải tính thuế thu nhập cá nhân.
- Tiền phụ cấp điện thoại: sẽ phụ thuộc vào quy định mức khoán chi của từng doanh nghiệp
- Tiền phụ cấp trang phục:
- Nếu chi trả tiền mặt thì được miễn tối đa 5 triệu/người/năm
- Nếu bằng hiện vật thì miễn toàn bộ
- Nếu vừa bằng tiền và vừa bằng hiện vật thì tiền được tối đa 5tr/người/năm còn hiện vật được miễn hoàn toàn
- Tiền tăng ca, làm thêm giờ: Khi làm đêm hay làm ngoài giờ hành chính thì khoản chênh lệch cao hơn sẽ được miễn
Ví dụ: Nhân viên H lương 10 triệu/tháng/25 ngày công, tương đương là 50.000/ giờ
Ngày chủ nhật H đi làm thêm sẽ được trả 200% lương so với giờ hành chính tức là 100.000/giờ. Trong 100.000 này thì phần cao hơn sẽ là 100.000 – 50.000 = 50.000.
Sẽ được miễn phí phần cao hơn là 50.000đ, phần còn lại là 50.000 sẽ cộng vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập cá nhân.
- Tiền công tác phí: Các khoản chi phí thanh toán cho cá nhân đi công tác như tiền vé máy bay, vé xe, ăn uống, nghỉ ngơi, taxi, ….. đều là các khoản được trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân.
- Khoản tiền thuê nhà trả thay người lao động: sẽ được miễn phần vượt quá 15%.
c) Các khoản giảm trừ
- Giảm trừ gia cảnh :
- Bản thân người nộp thuế: 9 triệu/người/ tháng
- Người phụ thuộc: 3.6 triệu/người/tháng ( cần phải đăng ký người phụ thuộc)
- Các khoản bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,….
d) Thuế suất
Tính thuế thu nhập cá nhân sẽ là thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần, tức là mỗi mức thu nhập sẽ tương đương với mức thuế suất tương ứng
Bậc | Thu nhập tính thuế/tháng | Thuế suất | Số thuế phải nộp |
1 | <= 5 triệu | 5% | 5%*TNTT |
2 | > 5 triệu <= 10 triệu | 10% | 10%*TNTT + 0.25tr |
3 | > 10 triệu đến 18 triệu | 15% | 15%*TNTT + 0.75tr |
4 | Trên 18 triệu đến 32 triệu | 20% | 20%*TNTT + 1.95tr |
5 | Trên 32 triệu đến 52 triệu | 25% | 25%*TNTT + 4.75tr |
6 | Trên 52 triệu đến 80 triệu | 30% | 30%*TNTT + 9.75tr |
7 | Trên 80 triệu | 35% | 35%*TNTT + 18.15tr |
Tư vấn viên : Nguyễn Thị Hằng